Từ tháng 8.2017, cây cầu lên đỉnh núi Cái Hạ thuộc khu du lịch Tràng An cổ bắt đầu được xây dựng. Tuy UBND xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) đã có 5 văn bản gửi đến Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An yêu cầu dừng thi công công trình xây dựng trái phép. Ảnh:Quang Vinh.
Nhưng công ty vẫn tiếp tục thi công và hoàn thành vào cuối năm 2017. Ảnh: Quang Vinh.
Sau khi xây xong, cầu lên núi Cái Hạ có chiều dài 1.115m (cả lối lên và lối xuống) với 2.234 bậc, đã được đưa vào sử dụng từ Tết Nguyên đán. Ảnh: Quang Vinh.
Trao đổi với PV Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cho biết sau khi nhận được thông tin, Bộ đã yêu cầu Thanh tra Bộ, Cục Di sản trực tiếp xuống thực địa và làm việc với địa phương.
Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng công bố kết quả thanh tra công trình vi phạm tại Khu Di tích lịch sử Tràng An và đề nghị Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình và UBND huyện Hoa Lư đình chỉ ngay lập tức mọi hoạt động của đơn vị này.
Đến ngày 8.3, lối lên và lối xuống của cầu lên núi đã rào lại, dừng đón khách tham quan.
Tuy nhiên, hoạt động tham quan tại phủ Đại, ngay bên dưới cầu lên núi vẫn hoạt động.
Chiều 8.3, hàng trăm du khách vẫn đi tham quan bằng thuyền trên sông Sào Khuê. Trước đó 2 ngày, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã ra thông báo chỉ rõ việc Công ty cổ phần du lịch Tràng An tự ý mở tuyến du lịch Tràng An cổ để đưa đón khách, vận chuyển du khách khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật.
Thông báo cũng chỉ ra việc công ty này tự ý bán vé với giá 45.000 đồng và sử dụng đội ngũ lái đò chưa qua đào tạo.
Hướng dẫn viên không đeo thẻ hành nghề.
Công ty cổ phần du lịch Tràng An đặt hàng chục tủ kính trưng bày gốm ghi là đồ cổ với các niên đại khác nhau
Nhưng khi được đoàn thanh tra của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch yêu cầu thì chủ nhân không xuất trình được các giấy tờ liên quan.
Việt Hùng (Zing)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.