Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe

Thế Anh - Luân Bùi Thứ tư, ngày 27/05/2020 09:51 AM (GMT+7)
Ngày 28/5, cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ, kết nối hai huyện ven biển Nghĩa Hưng và Hải Hậu của tỉnh Nam Định do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư chính thức thông xe.
Bình luận 0
Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 1.

Cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ.

Cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ có tổng mức đầu tư công trình hơn 1.158 tỷ đồng (54,902 triệu USD), trong đó 970,176 tỷ đồng là vốn vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc, 187, 926 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, riêng chi phí giải phóng mặt bằng (50 tỷ) từ nguồn ngân sách tỉnh Nam Định.

Cầu Thịnh Long được thiết kế có tổng chiều dài là 2.359.58 m, trong đó phần cầu dài 988.47m (19 nhịp), còn lại là đường dẫn hai bên, được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cầu rộng 12m, gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ...

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 2.

Cầu Thịnh Long có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Cầu Thịnh Long được xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tăng cường khả năng kết nối giao thông nội tỉnh Nam Định, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho khu vực ven biển của tỉnh này, mà còn nâng cao khả năng kết nối giữa các tỉnh ven biển phía Bắc. Trước khi cầu Thịnh Long được xây dựng, trong nhiều năm qua, việc qua lại giữa hai huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định) phụ thuộc vào phà Thịnh Long.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 3.

Thành cầu được thiết kế chắc chắn.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 4.

Cầu Thinh Long đang trong giai đoạn chuẩn bị thông xe.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 5.

Hai bên bờ sông Ninh Cơ là vùng trồng lúa, khi cầu Thịnh Long được thông xe sẽ giúp địa phương phát triển kinh tế.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 6.

Mặt cầu Thịnh Long.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 7.

Phía bên dưới cầu Thịnh Long, có nhiều tàu thuyền lưu thông.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 8.

Cận cảnh gầm cầu Thịnh Long.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 9.

Người dân mong chờ ngày thông xe cầu Thịnh Long để việc đi lại, giao thương, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp được thuận lợi nhiều hơn.

Cận cảnh cầu Thịnh Long nối đôi bờ sông Ninh Cơ trước ngày thông xe - Ảnh 10.

Trước khi cầu Thịnh Long được xây dựng, trong nhiều năm qua, việc qua lại giữa hai huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định) phụ thuộc vào phà Thịnh Long.

Theo ông Trương Mạnh Khiêm, Phó giám đốc Sở GTVT Nam Định cho biết, cầu Thịnh Long là công trình có ý nghĩa rất lớn đối với hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Nam Định kết nối vùng kinh tế biển của tỉnh Nam Định với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình. Cầu Thịnh Long nối liền hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu, là vị trí giao cắt của nhiều tuyến giao thông huyết mạch như: QL21, QL21B, tuyến đường bộ ven biển, TL490C… rút ngắn khoảng cách 15km trên tuyến vận tải thị trấn Thịnh Long với TP Nam Định, góp phần nâng cao khả năng kết nối với các tỉnh trong khu vực trên tuyến đường ven biển, tiết kiệm chi phí vận tải, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Trước khi chưa có cầu Thịnh Long, người dân đi lại chủ yếu bằng hai bến phà Thịnh Long và Phú Lễ, người dân hai bên bờ sông Ninh Cơ rất mong mỏi có một cây cầu để giúp đỡ người dân đi lại đỡ vất cả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem