Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy"

Thái Nguyễn Thứ tư, ngày 27/12/2023 06:05 AM (GMT+7)
Dự án khu công nghệ sinh học HaBiotech Hà Nội từng được coi là "siêu dự án" khi có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, dự án có chủ đầu tư là Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam sau 15 năm được cấp phép vẫn chưa được triển khai.
Bình luận 0

Sau 15 năm, dự án chậm tiến độ HaBiotech vẫn chỉ "nằm trên giấy" (Video: Quang Thái)

Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (HaBiotech) được cấp phép quy hoạch diện tích sử dụng đất là hơn 203ha, thuộc các xã Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Chủ đầu tư là Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam. Mặc dù, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD nhưng đến nay dự án chậm tiến độ, mọi hạng mục vẫn đang "nằm trên giấy".

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 2.

Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội quy hoạch diện tích sử dụng đất hơn 203ha

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 3.

Dự án chậm tiến độ sau 15 năm có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD (Ảnh: TN)

Cụ thể, dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội có tổng vốn đầu tư dự kiến là 250 triệu USD cho hạ tầng kỹ thuật và một số công trình dịch vụ, chung cư cao tầng, ký túc xá (không bố trí đất làm nhà ở gia đình) và 800 triệu USD cho các thiết bị đặc chủng như đầu tư phòng thí nghiệm, trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học...

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 4.

Chủ đầu tư của dự án HaBiotech là Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam (Ảnh: TN)

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 5.

Dự án vẫn chưa được triển khai bất kỳ hạng mục nào (Ảnh: TN)

Khu công nghệ cao sinh học HaBiotech là dự án được cấp phép vào tháng 3/2008 với quy mô dân số dự kiến phục vụ tái định cư khoảng 1.000 người và số người làm việc trong dự án khoảng 34 – 36 nghìn người.

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 6.

Dự án HaBiotech ước tính tạo ra công việc cho 34 - 36 nghìn người lao động (Ảnh: TN)

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 7.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến nay, khu công nghệ cao sinh học Hà Nội vẫn chưa triển khai bất kể hạng mục nào. Phần diện tích xây dựng của dự án chủ yếu vẫn đang được người dân sử dụng làm nơi canh tác trồng rau, hoa màu,... Phía ngoài mặt đường, một số người dân tận dụng làm nơi buôn bán hoa quả, quần áo,...

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 8.

Phần lớn diện tích của dự án vẫn là nơi canh tác trồng rau, hoa màu của nông dân khu vực quận Bắc Từ Liêm (Ảnh: TN)

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 9.

Dự án chậm tiến độ này được kỳ vọng trở thành khu kinh tế, khoa học kỹ thuật chất lượng cao, hiện đại... (Ảnh: TN)

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 10.

Đường điện của trạm biến áp 220KV Chèm (Ảnh: TN)

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 11.

Mặt phía ngoài dự án "biến thành" nơi tập trung buôn bán (Ảnh: TN)

Dự án thuộc diện rà soát quy hoạch sau khi hợp nhất tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội; pháp luật về quy hoạch thay đổi nên dự án phải điều chỉnh quy hoạch, đến nay các thủ tục chuẩn bị đầu tư vẫn chưa hoàn thành; trong đó chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng tỷ lệ 1/2000. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do vốn sử dụng ngân sách nhà nước lớn, thời gian kéo dài.

Đối với công tác quy hoạch, hiện nay, UBND quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND TP. Hà Nội bố trí kinh phí thực hiện lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghệ cao sinh học HaBiotech. Sau khi UBND TP bố trí kinh phí thực hiện việc lập quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng KCNC sinh học Hà Nội tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở để lập Đồ án quy hoạch theo quy định.

Phía Bắc của dự án giáp KCN Nam Thăng Long; phía Tây giáp tuyến đường quy hoạch rộng 40 m; phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 40 m và khu dân cư; phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 60 m (trục Tây Thăng Long). Trong ảnh là nút giao Tây Thăng Long với đường Văn Tiến Dũng (đường nối HaBiotech - Xuân Phương), tiếp giáp phía Nam của dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội.

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 12.

Trục Tây Thăng Long đoạn qua mặt phía Nam của dự án HaBiotech đã cơ bản hoàn thành. Trục Tây Thăng Long có chiều dài 33 km, rộng 60 m (10 làn xe), kết nối các quận huyện khu vực phía Tây Bắc Hà Nội với trung tâm thành phố (Ảnh: TN)

Cận cảnh dự án "tỷ đô" chậm tiến độ 15 năm vẫn "nằm trên giấy" - Ảnh 13.

Nhiều tuyến đường vẫn tiếp tục thi công (Ảnh: TN)

Mục tiêu của dự án là xây dựng Habiotech thành công viên công nghệ cao sinh học hàng đầu thế giới phục vụ cho những công ty sinh học tầm cỡ hoạt động và phát triển những kỹ thuật hiện đại nhất, góp phần giúp Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học so với các nước láng giềng. Đặc biệt, khi đi vào hoạt động, dự án đồ sộ này kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội theo hướng gia tăng các ngành có hàm lượng kiến thức cao.

Được đánh giá là “đại dự án của các dự án” với tham vọng lớn thu về hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư thứ phát song đến thời điểm hiện tại dự án chậm tiến độ, chưa có hạng mục nào trong khu công nghệ cao sinh học HaBiotech được triển khai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem