Các siêu thị ở châu Âu đòi hỏi các nhà cung cấp hàng hóa phải có chứng nhận theo tiêu chuẩn an toàn như GlobalGAP… Hệ thống cung ứng này chiếm trên 60% số sản phẩm tươi sống bán lẻ trong nhiều nước châu Âu. Mặt khác, từng công ty bán lẻ còn đặt ra đòi hỏi chất lượng cao hơn cho mỗi nhà cung cấp của họ nhằm phân biệt các sản phẩm của họ với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2012/images/2012-03-28/1434685421-75_7_logoeu.jpg) |
Logo hữu cơ của EU |
Từ đó, các sản phẩm được chứng nhận an toàn cho người tiêu dùng theo hướng hữu cơ hoặc GAP đều có chứng minh trên sản phẩm đó. Ví dụ, đối với sản phẩm hữu cơ ở Mỹ - một trong những bộ phận phát triển nhanh nhất của nền nông nghiệp đất nước này với tốc độ khoảng 20%/năm trong 10 năm qua, việc chứng nhận sản phẩm hữu cơ nhằm để phân biệt với các sản phẩm khác.
Những người sản xuất và áp dụng các phương pháp hữu cơ nhưng không muốn lấy chứng chỉ có thể sử dụng các từ ngữ trên bao bì như: Hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với môi trường, bền vững… nhưng không được sử dụng từ “hữu cơ”. Khi sản phẩm hữu cơ được chứng nhận thì trong sản xuất phải đảm bảo thực hành các phương pháp hữu cơ từ 95 - 100% và được cấp logo gắn trên sản phẩm hữu cơ.
Đối với EU, hiện khối này quy định đặt sản xuất cây trồng, vật nuôi, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tiêu chuẩn được dán nhãn mác sản phẩm hữu cơ khi sản phẩm đó tuân thủ luật pháp hữu cơ của khối. Đồng thời để truy tìm tung tích các sản phẩm hữu cơ, tên hoặc số mật mã của bộ phận cấp chứng chỉ đã cho người sản xuất hữu cơ cũng phải được ghi trên nhãn. Luật lệ nhãn mác này đã áp dụng từ ngày 1.7.2010 bắt buộc sử dụng logo hữu cơ của EU trên tất cả thực phẩm hữu cơ được sản xuất ở EU trước khi đóng gói.
Còn tại Thái Lan, bên cạnh việc quy định quá trình sản xuất theo GAP và cấp chứng chỉ, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (MOAC) của Thái Lan cũng ban hành logo GAP cho các sản phẩm đạt chất lượng ThaiGAP.
TS Nguyễn Công Thành
Vui lòng nhập nội dung bình luận.