Cảm sốt, say nắng, cảm lạnh
Khi đến những nơi trời quá nắng nóng hoặc đang từ nơi có nhiệt độ nóng ẩm đến những nơi khí hậu mát mẻ, lạnh như Sapa, Đà Lạt… trẻ rất dễ bị sốc nhiệt đột ngột. Nên đội mũ nón cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc oresol theo đúng hướng dẫn, chườm mát, hạ sốt và đi khám ở phòng khám gần nhất nếu cần.
Ảnh minh họa
Trèo cây, leo núi
Là “món” các bé hiếu động rất ưa thích khi đi du lịch. Khi bị gãy xương, xử lý bằng cách giữ nguyên tình trạng ổ gãy, không kéo, nắn, lắc xương gãy. Bên cạnh đó, bất động thật chắc khớp trên và khớp dưới ổ gãy. Trường hợp gãy xương kèm tổn thương phần mềm, tổn thương mạch máu thì cần sơ cứu chảy máu và vết thương phần mềm trước khi cố định xương gãy. Trường hợp gãy xương hở thì biến hở thành kín rồi cố định như gãy xương kín.
Bị rắn cắn
Tại chỗ vết cắn đau, nhức, phù nề. Nên đặt trẻ ở tư thế thỏa mái, không cử động để chất độc hạn chế lan vào cơ thể. Nhanh chóng rửa sạch vết cắn bằng nước sạch, xà phòng để loại bỏ bớt chất độc. Sau đó băng ép vết thương và chườm đá vùng vết rắn cắn rồi chuyển về cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Điều lưu ý là cố gắng tìm được con rắn vừa cắn nạn nhân để xác định huyết thanh trung hòa nọc độc rắn thích hợp. Chú ý không tiếp xúc trực tiếp với máu, không được mút máu bằng miệng qua vết cắn, không nuốt các thảo dược khi không có hướng dẫn của thầy thuốc. Không cắt rạch, chà xát lên vết thương và bôi các loại hóa chất hoặc hơ vết rắn cắn lên ngọn lửa.
Tiêu chảy, táo bón
Ăn những thức ăn lạ, dị ứng thức ăn, chân tay bẩn… có thể là những nguyên nhân khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa. Cần hạn chế, cho trẻ thử từng chút một những thức ăn, hải sản lạ chưa bao giờ ăn. Khi bị dị ứng, cần cho bé uống nhiều nước, theo dõi và đi khám tùy mức độ nặng nhẹ.
Trang Thu (Tiền Phong)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.