Cảnh báo dịch bệnh: Một loạt sâu bệnh đáng chú ý trên lúa; dịch bệnh trên lợn

Đình Thắng Thứ tư, ngày 01/11/2017 05:46 AM (GMT+7)
Tại các tỉnh phía Bắc, các loại sâu bệnh như rầy, sâu cuốn lá, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt... đang gây hại nhẹ trên lúa mùa muộn, lúa đặc sản dài ngày. Trong lúc đó ở vật nuôi như lợn, bà con cần chú ý các dịch bệnh như tụ huyết trùng, tả, phó thương hàn trên lợn, niu - cát - xơn, viêm thanh khí quản trên đàn gia cầm, hay virus Tilapia lake virus (TiLV) gây bệnh trên cá rô phi.
Bình luận 0

Xuống giống tập trung, né rầy

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), tại các tỉnh phía bắc, bà con cần chú ý trên lúa muộn, lúa đặc sản cần phòng trừ rầy, sâu cuốn lá, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt...

Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên chú ý các bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn... hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng trỗ - chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng trỗ. Sâu keo, bọ trĩ... hại chủ yếu lúa lỡ vụ giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Chuột gây hại cục bộ trên lúa mùa, lúa gieo, lúa lỡ vụ. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

img

Biểu hiện bệnh rầy nâu trên lúa.

Các tỉnh phía Nam: Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh phát triển trên các trà lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ với tỷ lệ nhẹ - trung bình. Rầy nâu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh gây hại nhẹ. Đối với những vùng chuẩn bị xuống giống lúa ĐX 2017-2018 tích cực theo dõi rầy vào đèn và tình hình khí tượng thủy văn ở địa phương để xuống giống “tập trung, né rầy”. Phòng trừ tốt đối với ốc bươu vàng trên lúa mới gieo sạ.

Lưu ý bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, chuột giai đoạn đẻ nhánh - trỗ chín. 

Để phòng trừ rầy nâu, dùng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá), dùng 700g/ha. Hoặc dùng Wellof 3GR (12-15kg/ha), rải đều trên ruộng, khi rầy ở tuổi 1, 2.

Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ dùng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, Phun 2,5 – 3 bình/1.000 m2) hoặc Wellof 330EC (0,8-1 lít/ha, pha 40-50ml/bình 16 lít nước).

Trừ sâu đục thân, dùng Nurelle D 25/2.5EC (1-1,5 lít/ha), phun khi bướm nở rộ 5-7 ngày.

Phòng trừ bệnh đạo ôn, dùng thuốc đặc trị BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250g/ha).

Đối với các cây trồng khác như ngô, rau màu, hồ tiêu, cà phê, thanh long… cũng cần chú ý một số dịch bệnh gây hại. Cụ thể:

- Trên ngô và cây rau màu: Các đối tượng gây hại tiếp tục hại nhẹ - trung bình.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... gây hại tăng nhẹ.

- Cây cà phê: Rệp vảy xanh, rệp sáp, bệnh đốm mắt cua... gây hại nhẹ.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư tăng nhẹ.

- Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục phát sinh gây hại tăng và bệnh thán thư hại giảm.

- Cây sắn: Nhện đỏ, bệnh chổi rồng, bệnh khảm lá sắn... tiếp tục gây hại.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Tình hình thời tiết thay đổi đột ngột, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lớn.  Các loại dịch bệnh nguy hiểm nhưng một vài dịch bệnh như tụ huyết trùng, tả, phó thương hàn trên lợn, niu - cát - xơn, viêm thanh khí quản trên đàn gia cầm vẫn xảy ra.

img

Tình hình thời tiết thay đổi đột ngột, cần đề phòng bệnh tụ huyết trùng trên lợn.

Để giảm thiểu những tổn thất trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần quan tâm đến việc chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt là ở vụ thu - đông, chuồng trại gia súc, gia cầm cần được vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng định kỳ giúp phòng bệnh chủ động.

Vào vụ thu - đông, những bệnh dịch nguy hiểm gây thiệt hại cho đàn vật nuôi cần cẩn trọng đề phòng như bệnh tụ huyết trùng, LMLM ở trâu, bò, bệnh tụ huyết trùng, tả, lép tô, tụ dấu ở lợn, bệnh niu - cát - xơn, cúm, tả ở gà…

Muốn phát triển kinh tế hiệu quả, người chăn nuôi phải có nhận thức đầy đủ về quy trình chăn nuôi, thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh tổng hợp. Cụ thể là chăm sóc vật nuôi đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đồng thời tiêm phòng đầy đủ cho đàn.

img

Dấu hiệu lở loét, xuất huyết trên da của cá rô phi nhiễm TiLV.

Về dịch bệnh trên các loài thủy sản, thời gian gần đây ở một số địa phương đang xảy ra tình trạng cá rô phi chết hàng loạt, nguyên nhân được xác định là virus Tilapia lake virus (TiLV) gây bệnh trên cá rô phi. Bệnh do TiLV là bệnh mới, hiện chưa có trong pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Để chủ động ứng phó nguy cơ dịch bệnh do TiLV bùng phát, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có nuôi cá rô phi. Tăng cường kiểm tra tình hình sản xuất, lấy mẫu giám sát phát hiện TiLV ở cơ sở sản xuất cá rô phi giống; các biện pháp quản lý, chăm sóc, đặc biệt lưu ý ở các giai đoạn giao mùa, thời tiết chuyển nắng nóng.

Tăng cường chế độ giám sát, phát hiện sớm hiện tượng cá rô phi chết nhiều bất thường, nếu phát hiện phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất để triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về sản xuất, nuôi cá rô phi an toàn như thả mật độ thưa, sử dụng quạt nước trong những ngày nắng nóng, sử dụng thuốc đúng, đủ theo hướng dẫn, có trách nhiệm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem