Cảnh báo sốc: Bệnh chảy máu mắt nguy cơ thành đại dịch giống Ebola

Bảo Ngọc Chủ nhật, ngày 28/01/2018 19:00 PM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng căn bệnh "chảy máu mắt" đang lan rộng ở Uganda có thể gây nhiễm cho các bác sĩ và lan rộng khắp lục địa châu Phi giống như cuộc khủng hoảng Ebola.
Bình luận 0

img

Sự bùng phát của hai dòng sốt xuất huyết do virus (VHF) gây ra đã được xác nhận bởi chính quyền Uganda và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo Bộ Y tế Uganda, có 4 trường hợp sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) và 5 trường hợp sốt Rift Valley Fever (RVF), 4 trong số đó tử vong, được xác nhận từ tháng 8.2017. Các ca bệnh mới nhất được báo cáo vào ngày 19.1.2018.

Sốt xuất huyết Crimean-Congo là một căn bệnh gây ra bởi một loại virus RNA phổ biến rộng rãi nhất tại Châu Phi và các nước vùng Balkans, Trung Đông và Châu Á. Virus CCHF được truyền từ động vật sang người – chủ yếu từ các loài gia súc – qua vết cắn của những con bọ ve ký sinh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với động vật mang bệnh.

CCHF lan truyền qua loài bọ Hyalomma marginatum – sống ký sinh trên gia súc. Người mắc bệnh do virus CCHF gây ra sẽ gặp những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường trong 1-7 ngày. Nhưng sau đó sẽ có dấu hiệu của rối loạn tâm thần và cổ họng chấm xuất huyết. Những triệu chứng tiếp theo sẽ là chảy máu mắt, mũi, ói mửa và phân có màu đen.

Tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách, thường thì người bệnh sẽ thiệt mạng  trong 7 – 14 ngày. Tỉ lệ tử vong của bệnh gây ra do virus CCHF là khoảng 30%.

Đầu tháng 1.2018, Tiến sĩ Diana Atwine, Bộ trưởng Bộ Y tế Uganda đã phủ nhận có một đợt bùng phát dịch bệnh do virus gây ra, và khuyên công chúng nên bỏ qua các báo cáo về các ca bệnh.

Tuy nhiên, cuối cùng Bộ Y tế Uganda buộc phải khẳng định bùng phát dịch bệnh sau khi một cô gái 9 tuổi từ một ngôi làng ở quận Nakaseke đã thử nghiệm dương tính với CCHF. WHO đã đưa ra một cuộc điều tra về sự bùng phát của căn bệnh này với sự cộng tác của Bộ Y tế Uganda.

Trong một cuộc họp báo tuần này, Tiến sĩ Atwine đã báo cáo thêm trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng, có thể khiến các nạn nhân bị chảy máu từ lỗ mũi, mắt, miệng.

Đại dịch Ebola thứ 2?

Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư về các bệnh nhiễm trùng tại Trường Y thuộc Đại học Vanderbilt, nói rằng cách ly bệnh nhân là rất quan trọng để khoanh vùng virus đang ngày càng trở nên truyền nhiễm hơn. Dịch bệnh này đang khiến giới chuyên gia lo ngại sẽ bùng phát trên diện rộng như virus Ebola.

Phát biểu với tờ Daily Star Online, ông William Schaffner cho biết các quan chức y tế có nguy cơ mắc bệnh nếu bệnh nhân không bị cách ly trong vòng vài ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Khi được hỏi nếu vụ bộc phát có thể là bước mở đầu cho cuộc khủng hoảng Ebola tiếp theo, ông đã minh hoạ cách mà căn bệnh truyền nhiễm lan rộng ra khắp sáu quốc gia, bao gồm Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria, Mỹ và Mali vào năm 2014. Dịch bệnh Ebola chủ yếu được ghi nhận ở các khu vực đô thị hóa ở các quốc gia bị ảnh hưởng, nơi mà mật độ đông đảo người dân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Tiến sĩ Schaffner cũng cho biết điều tương tự có thể xảy ra ở Uganda nếu các biện pháp không được thực hiện để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Trong khi đó, Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới Tarik Jasarevic cho biết WHO đang làm việc với Bộ Y tế Uganda để theo dõi sự bùng phát và hỗ trợ kỹ thuật. Theo đó, 100 thiết bị bảo vệ cá nhân đã được gửi đến các cơ quan chính phủ Uganda để hỗ trợ các cơ sở y tế giải quyết vấn đề bùng phát.

Ông Schaffner nói: "WHO đang làm việc với các cơ quan Uganda trong việc ứng phó với cơn sốt xuất huyết Crimean-Congo đã xác nhận các trường hợp và trong giám sát và điều tra. Các bác sĩ của Hiệp hội Y khoa Uganda cáo buộc Bộ Y tế đã không kiểm soát được cơn sốt xuất huyết Crimean-Congo ở quận Nakaseke.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem