Cảnh nào trong truyện Kim Dung ám ảnh đến mức các nhà làm phim không dám tái hiện?
Với một tác phẩm văn học có tiếng được chuyển thể lên màn ảnh, các nhà làm phim đều cố gắng bám sát nguyên tác, giữ lại tất cả chi tiết đắt giá để đẩy cao trào phim một cách hợp lý, giúp người xem cảm nhận trọn vẹn nội dung. Chính vì thế, nhiều bộ phim chuyển thể xa rời nguyên tác đều bị khán giả “ném đá” và chỉ trích dữ dội. Các tác phẩm của nhà văn Kim Dung thường xuyên được các nhà làm phim làm lại, nhận được sự chú ý của dân mạng. Trong đó, “Thần điêu hiệp lữ” là tác phẩm được làm lại nhiều lần nhất của cố nhà văn với 6 bản điện ảnh và 9 bản phim truyền hình.
Khác với các tác phẩm khác, “Thần điêu hiệp lữ” được Kim Dung miêu tả chi tiết chuyện tình khắc cốt ghi tâm giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ - hai nhân vật có thân phận, tuổi tác cách xa nhau.Trong đó, tình tiết Tiểu Long Nữ bị cướp đi sự trong trắng là một bước ngoặt quan trọng đẩy mạch truyện lên cao trào. Tuy nhiên, cũng chính phân cảnh này lại làm khó các nhà làm phim, vì vừa phải mô tả cảm xúc vui mừng, phức tạp của Doãn Chí Bình và sự lầm tưởng hạnh phúc của Tiểu Long Nữ bằng ngôn ngữ điện ảnh cho đúng, cho đủ, vừa không khiến khán giả phản ứng.
Trong tiểu thuyết gốc, Tiểu Long Nữ đã bị Âu Dương Phong điểm huyệt bất động. Sau đó Doãn Chí Bình (sau này được cố nhà văn Kim Dung đổi tên thành Chân Chí Bình) lợi dụng thời cơ, bịt mắt lại để tránh lộ thân phận và giở trò đồi bại: “ Chỉ cảm thấy hai tay của hắn càng ngày càng không quy củ, chậm rãi cởi áo nới dây lưng. Tiểu Long Nữ không cách nào động đậy, đành phải mặc kệ, không khỏi vừa vui mừng lại vừa thẹn thùng, nhưng cảm giác Dương Quá đối với mình, chỉ mong hai người hòa thành một, thể xác tinh thần đều say ”. Sự mô tả của cố nhà văn Kim Dung khiến người đọc cảm thấy ám ảnh, khi biết rõ sự thật nhưng phải chứng kiến gương mặt đỏ ửng và ánh mắt ngượng ngùng của Tiểu Long Nữ trong cuộc “mây mưa” vì nhầm tưởng người cùng mình là đồ đệ Dương Quá là một cảm giác rất khó chịu.
Vì thế, việc có thực hiện phân cảnh đó hay không vẫn là một bài toán nan giải, rủi ro với nhà sản xuất mỗi khi chuyển thể “Thần điêu hiệp lữ”. Dẫn chứng chính là phiên bản Singapore (1998) với quyết định quay rõ cảnh Tiểu Long Nữ bị lột sạch y phục, còn Doãn Chí Bình thì dùng tay khám phá cơ thể cô đã khiến khán giả “dậy sóng”, là chủ đề gây tranh cãi nảy lửa trong suốt thời gian dài.
Sau đó, ở hầu hết các phiên bản khác, các nhà làm phim sẽ chọn cách dùng thủ pháp mô tả ước lệ theo kiểu Tiểu Long Nữ bị vải trắng phủ lên mắt, Doãn Chí Bình có hành động thân mật rồi cắt cảnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.