Anh em một lòng
Năm 2015, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chứng kiến lợi nhuận sau thuế đạt gần 1 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với năm liền trước. Hành trình 15 năm chinh phục chứng khoán của SSI gắn liền với cái tên Nguyễn Duy Hưng. Ông được coi là 'trùm' trong lĩnh vực chứng khoán với khởi sự ban đầu chỉ có 6 tỷ nhưng giờ đây đã có trong tay tài sản cả ngàn tỷ, với một CTCK lớn nhất trên TTCK Việt Nam, hàng đầu trong khu vực.
Ông Hưng còn thành công trong rất nhiều thương vụ, từ cuộc chiến giữa SSI với NĐT nước ngoài Lotte tại DN bánh kẹo Bibica cho tới những thương vụ đầu tư siêu lợi nhuận tại các DN giống cây trồng và thủy sản.anh em doanh nhân, Đoàn Nguyên Đức, bầu Đức, Nguyễn Đức Thụy, bầu Thụy, Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Duy Hưng, Trương Gia Bình, Trần Kim ThànhAnh em doanh nhân dẫn lối kinh doanh.
Bên cạnh đó, thành công cũng một phần đến từ sự dẫn lối kinh doanh và phối hợp ăn ý giữa các anh em trong nhà ông Hưng.
Anh em doanh nhân dẫn lối kinh doanh.
Trong thương vụ Bibica, sự góp sức của người anh em Nguyễn Mạnh Hùng. Vụ thoái vốn quy mô lớn của ANZ cũng đã được 3 anh em ông Hưng hóa giải thành công tốt đẹp, giá cổ phiếu không bị chìm trong biển đỏ giảm giá mà ngược lại còn tăng mạnh.
Hai người em giàu có, kín tiếng của chủ tịch Nguyễn Duy Hưng được xem như những tướng tiên phong thực thi những thương vụ của ông trùm chứng khoán.
Cả ông Mạnh Hùng và ông Hồng Nam đều có vị thế đáng nể tại nhiều DN lớn trong và ngoài sàn chứng khoán. Ông Nguyễn Mạnh Hùng là chủ tịch HĐQT Công ty Đường Mặt Trời và có một DN riêng là Công ty Nguyễn Sài Gòn. Đây cũng chính là DN đã cùng với ông Nguyễn Duy Hưng nhận chuyển nhượng 22,3 triệu cổ phiếu SSI từ ANZ, tương đương 6,3% vốn.
Ông Hùng được biết đến là người tham gia vào “trận chiến” Bibica trong cuộc so găng với đại gia Hàn Quốc Lotte trong việc giành lại một phần trên thị trường bánh kẹo trị giá cả hàng tỷ USD vốn đã và đang rơi vào tay các DN nước ngoài. Đường Mặt Trời chính là DN đã xuất hiện giúp SSI cân bằng với Lotte tại Bibica trong năm 2014.
Ông Nguyễn Hồng Nam đã tham gia vào SSI ngay từ những ngày đầu tiên với vị trí phó tổng giám đốc và thành viên HĐQT. Hiện tại ông Nam vẫn đảm nhiệm các vị trí này tại SSI.
Bên cạnh đó, ông Nam có công ty riêng cũng nổi tiếng không kém là BĐS Sài Gòn Đan Linh - DN hiện đang nắm giữ gần 26,3 triệu SSI (tương đương 5,5%). BĐS Sài Gòn Đan Linh cũng chính là DN đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu SSI khi mà ANZ thoái vốn.
Hợp sức kinh doanh
So với anh em nhà ông Hưng, anh em nhà ông Cảnh Sơn, Cảnh Hồng có phần kín tiếng hơn. Tuy nhiên, tham vọng của họ không hề thua kém. Thành công của anh em ông Nguyễn Cảnh Sơn và Nguyễn Cảnh Hồng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài.
anh em doanh nhân, Đoàn Nguyên Đức, bầu Đức, Nguyễn Đức Thụy, bầu Thụy, Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Duy Hưng, Trương Gia Bình, Trần Kim ThànhAnh em nhà ông Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên.
Ông Sơn không được nhiều NĐT biết tới nhưng DN mà ông làm chủ thì rất nổi tiếng. Ông hiện là Chủ tịch Eurowindow Holding (EWH), Phó Chủ tịch NH Techcombank, ... Ông còn Sơn còn là chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Anh em nhà ông Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên.
Em trai ông Sơn - ông Nguyễn Cảnh Hồng là người điều hành trực tiếp tại nhiều DN thuộc Eurowindow Holding như: Tổng GĐ Eurowindow, kiêm TGĐ Mê Linh Plaza,...
Cùng với anh trai, ông Hồng được biết đến là người mở ra ngành sản xuất sản phẩm cửa nhựa tại Việt Nam và thành công với thương hiệu Eurowindow. Trong khi đó, Mê Linh Plaza là trung tâm thương mại, vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam cho đến cả thời điểm hiện tại.
Anh em nhà doanh nhân Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) có tới 9 người nhưng ít nổi tiếng. Tuy nhiên, họ cũng đã và đang cùng bầu Đức đi trên một quãng đường dài tới cả chục năm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ gỗ, BĐS, điện và giờ là nông nghiệp. Trong số 8 người anh em của bầu Đức, em trai Đoàn Nguyên Thu là người sát cánh với doanh nhân này nhất.
Ông Thu là người giúp HAGL tiến nhanh sang một lĩnh vực nông nghiệp. Ông Thu tham gia vào HAGL rất sớm, từ năm 1999 và là thành viên HĐQT HAG và giữ chức vụ Phó TGĐ từ 2003. Ông Thu từng là nhân vật then chốt tại HAG thời kỳ tập đoàn này có điểm tựa là mảng sản xuất kinh doanh gỗ và sau đó là điện.
Gần đây, khi HAG tách riêng mảng nông nghiệp với sự ra mắt của HAGL Agrico (HNG) và niêm yết trên TTCK (7/2015), ông Thu đảm nhận thêm vai trò thành viên HĐQT chỉ sau vị trí chủ tịch của bầu Đức.
Hai anh em ông Hồ Đức Lam và ông Hồ Quỳnh Hưng không hoạt động trong cùng lĩnh vực, một người sở hữu và điều hành Nhựa Rạng Đông và còn người kia là với Bóng đèn Điện Quang. Tuy nhiên, dòng máu kinh doanh và kinh nghiệm trên thương trường có lẽ là điểm chung giữa họ.
Anh em nhà ông Trầm Bê không trực tiếp tham gia vào lĩnh vực NH và nông nghiệp như doanh nhân này nhưng họ góp mặt ban lãnh đạo của bệnh viện tư nhân Triều An, một DN mang đầy tâm huyết của ông chủ một thời của SouthernBank.
Còn tại OceanGroup (OGC), giới đầu tư thấy sự gửi gắm của ông Hà Văn Thắm cho anh trai Hà Trọng Nam. Ông Nam thay ông Thắm làm chủ Công ty Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) và hiện là phó chủ tịch OGC. Liên danh trong đó có OceanGroup gần đây đã hoàn thành dự án hàng ngàn tỷ đồng nâng cấp thành cao tốc tuyến quốc lộ đoạn chạy qua địa phận Hà Nội - Bắc Giang.
Cặp doanh nhân Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) và Nguyễn Xuân Thủy cũng đình đám khi cùng nhau đầu tư vào nhiều lĩnh vực, trong đó có vật liệu xây dựng. Họ còn cùng nhau nổi tiếng với thú chơi siêu xe và kinh doanh bóng đá.
Có không ít các cặp anh chị em doanh nhân cũng đã nổi tiếng trong cộng đồng DN Việt như Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên (Kinh Đô), Nguyễn Quốc Toàn - Nguyễn Quốc Mỹ (NamA Bank), Đặng Phước Thành - Đặng Lan Phương (Vinasun), Đặng Thành Tâm - Đặng Thị Hoàng Yến, Trương Gia Bình - Trương Thị Thanh Thanh… Họ trở nên nổi bật hơn nhờ tài năng, sự giàu có và những thương vụ để đời trên thị trường.
Huấn Tú (Vietnamnet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.