Chinh phục "Nóc nhà miền Tây", nối đất liền với chốn non thiêng... Cáp treo núi Cấm không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn là cầu nối quan trọng giúp hàng triệu du khách thực hiện khát vọng tìm về điểm du lịch tâm linh kỳ bí nhất của miền Tây Nam Bộ.
Đến với cáp treo, du khách sẽ được bay trên độ cao 710m so với mực nước biển, mỗi chặng đường là 1 hành trình khám phá lý thú, chiêm ngưỡng những kỳ quan nổi tiếng, trải nghiệm cung đường mới lạ và đắm chìm vào điệu nhạc du dương của núi rừng Thất Sơn bạc ngàn.
Trước đây, khi muốn lên đỉnh núi Cấm du khách phải đi bộ theo đúng nghĩa là hành hương mất khoảng nửa ngày. Nhưng từ khi có mặt của tuyến Cáp treo đã tiết kiệm thời gian, công sức cho du khách, vì chỉ cần chưa đầy 15 phút là tới nơi rồi. Vừa nhẹ nhàng đơn giản và không phải đi xuyên rừng với những nguy hiểm rình rập nữa, hơn hết là được ngắm mỹ cảnh trên cao thì còn gì tuyệt bằng.
Công trình nổi tiếng này, được xây dựng năm 2015 với kinh phí 300 tỉ đồng, có chiều dài trên 3.500m, 2 nhà ga, 16 trụ đỡ và 89 cabin, được xây dựng theo tiêu chuẩn Hiệp hội Vận chuyển cáp treo thế giới (O.I.T.A.F), do Công ty Poma (Cộng hòa Pháp), một trong hai đơn vị hàng đầu của thế giới về xây dựng hệ thống cáp treo đảm nhận. Kể từ khi vận hành, Cáp treo núi Cấm luôn được bảo trì định kỳ, với chi phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.
Ngoài việc bảo trì hệ thống cáp treo, nhà đầu tư còn mở rộng thêm tuyến đường nội bộ, bãi xe trên núi cũng được trải nhựa, sạch sẽ. Tân trang khu vực nhà ga cáp treo và cả nhà chờ, khu bán hàng lưu niệm, dịch vụ xe điện, khu ẩm thực. Song song đó, Công ty Andesco còn khẩn trương cải tạo các dịch vụ lưu trú tại núi Cấm, đầu tư các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, xây dựng hệ thống máng trượt phục vụ đa dạng nhu cầu du khách, trồng vườn cây ăn trái organic cho khách tham quan nhằm đón đầu các dịp lễ, Tết Nguyên đán 2025 đang cận kề.
Lên đỉnh Cấm sơn du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành thả hồn lân lân vào thiên nhiên thơ mộng và chiêm ngưỡng những thắng cảnh nổi tiếng: Tượng Phật Di Lặc cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á, check-in thỏa sức tại Hồ Thủy Liêm bồng bềnh trong mây, nghiêng mình trước chùa Phật Lớn, Vồ Thiên Tuế, vồ Bồ Hong, khám phá di tích vua Gia Long, điện 13 tầng...
Để có được công trình hiện đại như vậy. Mọi người cũng hiểu rằng, nhà đầu tư đã phải chi nhiều khoản kinh phí không hề nhỏ để tôn tạo, nâng cấp kể cả xây dựng mới nhiều hạng mục phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách, với mục đích cao nhất là làm lan tỏa những giá trị lịch sử tín ngưỡng tâm linh của vùng Thất Sơn nhiệm màu.
Và lẽ dĩ nhiên, khi đã đầu tư thì cần phải có thu hồi để tái đầu tư, vận hành hiệu quả để các công trình trường tồn với thời gian. Doanh nghiệp tiếp tục với sứ mệnh mà xã hội đã giao phó. Nhìn rộng hơn, trách nhiệm đó cũng không chỉ riêng mình doanh nghiệp mà cộng đồng xã hội cần có sự chung tay góp sức.
Do đó, việc điều chỉnh giá vé cáp treo tùy vào từng thời điểm là điều rất bình thường và hợp lý. Đối với doanh nghiệp là để bù đắp chi phí đã bỏ ra còn với khách tham quan, đó là cách thể hiện sự sẻ chia, đồng cảm với mục tiêu chung là làm cho "Đệ nhất danh sơn miền Tây" ngày càng nổi tiếng hơn với bạn bè quốc tế. Và đây cũng là cách làm của nhiều doanh nghiệp trong ngành thực hiện.
Cáp treo núi Cấm ra đời góp phần tạo nên một bước đệm để " Đà Lạt miền Tây" thoát khỏi mác "thưa vắng trải nghiệm". Đây là hạng mục đầu tiên trong quần thể vui chơi giải trí của Khu du lịch Lâm Viên núi Cấm, cũng là "sợi dây" hiện thực hóa khát vọng của hàng triệu du khách muốn thử 1 lần chạm đỉnh Cấm Sơn để "mục sở thị" những huyền tích vi diệu và sự nhiệm mầu của chốn non thiêng suốt hàng thiên niên kỷ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.