Câu chuyện đắng của Hải quân Mỹ và Iran vào năm 1988

Chủ nhật, ngày 16/08/2020 18:30 PM (GMT+7)
Tình thế hiện nay đã khác, nhưng ở thế kỷ trước, Iran đã từng "ngậm đắng" trong cuộc hải chiến năm 1988.
Bình luận 0

Cả Iran và Iraq đều từng tấn công tàu chở dầu của nhau và của các nước thứ ba. Hành động đó nhằm mục đích giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của kẻ thù bằng cuộc "Chiến tranh tàu chở dầu", nổ ra ở Vịnh Ba Tư từ năm 1984.

Chiến thuật như vậy đã dẫn đến quốc tế hóa cuộc xung đột giữa hai quốc gia láng giềng ở khu vực Trung Đông.

Câu chuyện đắng của Hải quân Mỹ và Iran - Ảnh 1.

Tàu Iran tấn công tàu chở dầu

Đỉnh điểm của Cuộc chiến tàu chở dầu là giai đoạn từ tháng 4/1984 đến tháng 12/1987. Gần như cứ sau ba ngày lại có báo cáo về các tàu chở dầu mới bị biến mất. Chính thức, 451 cuộc tấn công đã được tổ chức trong đó có 283 cuộc tấn công của Hải quân và Không quân Iraq, và phần còn lại là 168 của người Iran.

Mục tiêu thường xuyên nhất là tàu chở dầu. Trong số 340 tàu bị hư hỏng, chỉ có 3% được phân loại là tổn thất không thể phục hồi. Năm 1984, ba tàu chở dầu đã bị đắm, năm 1986 là 2 và năm 1987 là 6.

Thiệt hại về nhân sự là khá đáng kể, hơn 300 thuyền viên của các tàu bị tấn công bị thiệt mạng. Các bên tham chiến đã sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau như tàu mặt nước, máy bay, tên lửa và pháo bờ biển. Trong một số giai đoạn, các giàn khoan trên biển cũng trở thành các mục tiêu tấn công.

Năm 1986, đối mặt với các cuộc tấn công liên tục vào tàu chở dầu và đã bị thiệt hại đáng kể, Kuwait đã đề nghị Liên Xô và Hoa Kỳ bảo vệ khỏi các cuộc tấn công.

Lúc đầu, Mỹ dội gáo nước lạnh vào yêu cầu của Kuwait, nhưng sau đó đã thay đổi lập trường khi Liên Xô có dấu hiệu sẽ nhúng tay vào. Hải quân Hoa Kỳ đã triển khai bổ sung thêm các lực lượng đến Vịnh Ba Tư và bắt đầu hộ tống tàu chở dầu Kuwaiti từ ngày 24/7/1987 để bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công của Iran, vì Kuwait hỗ trợ tài chính cho Iraq lúc đó.

Đó cũng là thời điểm khởi đầu cho Earnest Will, Chiến dịch hộ tống hàng hải lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Câu chuyện đắng của Hải quân Mỹ và Iran - Ảnh 2.

Giàn khoan của Iran bốc cháy sau cuộc không kích của Mỹ hôm 18/4/1988

Chiến dịch Praying Mantis là phản ứng của Mỹ sau sự kiện tàu khu trục USS Samuel B. Roberts (FFG58) bị dính thủy lôi vào ngày 14/4/1988 trong Vịnh Ba Tư khiến 10 quân nhân thiệt mạng.

Sau khi càn quét khu vực này, một số bãi thủy lôi đã được tìm thấy tương tự loại thủy lôi bắt giữ được trên tàu Air của Iran bị bắt giữ trong Chiến dịch Prime Chance của Hải quân Mỹ.

Vụ việc xảy ra vào ngày 21/9/1987. Thủy quân lục chiến Mỹ bằng các thiết bị quan sát ban đêm tấn công thành công tàu Iran, giết 5 thủy thủ và bắt giữ 26 người. Trên tàu, người Mỹ đã tìm thấy các loại thủy lôi cùng loại với loại làm hỏng tàu khu trục FFG58. Ngày hôm sau tàu Ajr của Iran đã bị Hải quân Mỹ đánh chìm.

Sau đó, Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ lên kế hoạch và chuẩn bị Chiến dịch Praying Mantis, mục tiêu chính là phá hủy hai giàn khoan của Iran được sử dụng làm trạm quan sát và phóng tên lửa chống hạm.

Chiến dịch được thực hiện vào ngày 18/4/1988. Một đơn vị Hải quân Mỹ đã đột nhập lên một trong hai giàn khoan đó. Trái ngược với Chiến dịch Nimble Archer do Hải quân Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1987, Iran cho thấy sự kháng cự quyết liệt bằng không quân và hải quân.

Hai tàu khu trục, một số tàu tên lửa và tàu cao tốc được điều động tham gia tấn công trả đũa Hải quân Mỹ. Hai máy bay ném bom F-4 Phantom II đã cố gắng thực hiện một cuộc không kích.

Một số tên lửa chống hạm Harpoon và Standard đã được phóng đi, nhắm đến các tàu Mỹ. Bên cạnh đó, tàu khu trục của Iran cũng đã bắn hàng loạt tên lửa phòng không nhắm vào các máy bay A-6 Intruder của Mỹ.

Đó là trận chiến đầu tiên trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ, đối phương sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon.

Câu chuyện đắng của Hải quân Mỹ và Iran - Ảnh 3.

Căn cứ các tàu cao tốc của Hải quân Iran

Trong cuộc chiến đó, Iran đã chịu tổn thất đáng kể. Tàu khu trục Sahand bị đắm, ít nhất 1 tàu tên lửa và 3 tàu cao tốc bị phá hủy. Một tàu khu trục khác là Sabalan và 2 giàn khoan bị hư hại nghiêm trọng. Một máy bay ném bom F-4 Phantom II cũng đã bị bắn hạ.

Bên kia chiến tuyến, Hải quân Mỹ báo cáo mất một máy bay trực thăng AH-1 Cobra. Tuy nhiên, theo các quan chức Quốc phòng Mỹ, đó không phải tổn thất khi chiến đấu.

Chiến dịch Praying Mantis là cuộc đối đầu quân sự lớn nhất giữa Mỹ và Iran trong Chiến tranh Iran-Iraq. Sau hành động đó của Hải quân Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Iran đã đồng ý đình chiến với Iraq.

Như Ý (Theo Báo Đất Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem