Cây thanh long

  • Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân tại Nghệ An đã mạnh dạn vào Bình Thuận học hỏi kỹ thuật trồng thanh long, mua giống về trồng thử nghiệm cho kết quả khả quan, thu lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm.
  • “Trong các việc, có thể nói vuốt ngoe là đòi hỏi nhiều công sức nhất, dù đây không phải là công việc nặng nhọc. Do chỉ được vuốt thuốc lên phần ngoe (thuốc dính vào trái, trái sẽ chín không đều, những chỗ dính thuốc sẽ có màu xanh, trái lốm đốm xanh đỏ không bán được) nên công việc luôn đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn, nên có thể chỉ phù hợp với lao động nữ”
  • Cây thanh long ruột đỏ đã được nông dân tại 2 xã Nhị Hà (Thuận Nam) và Mỹ Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) trồng thử nghiệm. So với một số giống thanh long khác, thanh long ruột đỏ có trọng lượng, chất lượng và giá cả cao hơn. Trong điều kiện nắng hạn như hiện nay, cây thanh long ruột đỏ càng thích hợp với điều kiện khí hậu nơi đây.
  • Giá thanh long ở Bình Thuận đang ở mức 15.000 đồng/kg, cao hơn gần 4 lần so với hồi Tết Nguyên đán nhưng vẫn có những nỗi lo về duy trì chất lượng.
  • “Phần lớn thanh long Việt được xuất sang Trung Quốc với giá cả bấp bênh, chính vụ lại rớt giá. Nếu đưa vào chế biến rượu vang sẽ nâng giá trị cho trái thanh long tươi” - anh Trần Quốc Trọng (xã Long Trì, huyện Châu Thành, Long An) tâm sự.
  • “Để quảng bá tốt hình ảnh thanh long Việt Nam ra các nước, Cục BVTV đề xuất cần có sự phối hợp giữa Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao để đưa hình ảnh trái thanh long Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới”.
  • Thanh long là cây trồng phổ biến của các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… Đối với người dân miền Bắc thì nó là cây trồng hoàn toàn mới.