Thưa ông, hiện nay tại một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Thanh Hóa... xuất hiện tình trạng một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, không bán hàng, chờ tăng giá. Chúng ta đã có giải pháp gì để xử lý?
- Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hệ thống phân phối của mình, bảo đảm cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình phải bán hàng đủ thời gian, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về số lượng, chủng loại.
Nhưng hiện nay vẫn có một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa không bán hàng để chờ tăng giá, thưa ông?
- Chi cục Quản lý thị trường các địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc này. Các chi cục này phải chủ trì phối hợp với các ngành chức năng liên quan tại địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để phát hiện các trường hợp cửa hàng xăng dầu vi phạm như đầu cơ, găm hàng, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác.
Vậy, các hành vi vi phạm như nêu trên của các cửa hàng xăng dầu sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?
- Chúng tôi đã chỉ đạo phải kiên quyết xử lý, nhất là với các hành vi đầu cơ, găm hàng, đưa tin thất thiệt, đóng cửa hàng, giảm thời gian bán hàng, tiết giảm lượng bán hàng. Các hành vi này có thể bị xử lý bằng việc tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hiện tượng một số cây xăng đóng cửa không bán hàng cũng là do thông tin giá xăng dầu sắp tăng, ông nhận định điều này như thế nào?
- Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa có quyết định chính thức nào cho phép tăng giá xăng dầu. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ phải tiếp tục giữ ổn định giá xăng dầu và tuân thủ mọi quy định về kinh doanh xăng dầu cũng như bán hàng cho đến cuối tháng 2 này.
Mai Hương (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.