1. Không để cho con trải nghiệm sự rủi ro
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà nguy hiểm rình rập ở mọi nơi. Việc đặt sự an toàn lên hàng đầu khiến các bậc phụ huynh làm mọi thứ để bảo vệ con. Thế nhưng việc đó cũng ngăn bọn trẻ quá mức cũng đem đến nhiều bất cập. Các nhà tâm lý học Châu Âu đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ không được chơi đùa ngoài trời nhiều và chưa từng đùa nghịch tới trầy da tróc vảy thường bị mắc chứng sợ hãi khi trưởng thành.
Trẻ con cần phải vấp ngã nhiều lần để học cách tự đứng lên, những đứa trẻ mới lớn có thể chia tay người yêu hay giận dỗi với bạn bè để biết cách ứng xử nếu muốn có những mỗi quan hệ lâu dài. Nếu cha mẹ loại bỏ hết những khả năng xảy ra rủi ro trong cuộc đời của trẻ, chúng sẽ có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu trong tương lai.
2. Giúp đỡ quá nhanh
Thế hệ trẻ ngày nay không được phát triển kỹ năng sống như thời ông bà cha mẹ chúng ngày trước, bởi người lớn đã can thiệp quá nhiều và chăm lo cho chúng từng li từng tí. Khi cha mẹ giúp đỡ con quá nhanh mỗi lần chúng gặp phải rắc rối, bọn trẻ bị mất đi cơ hội được tự mình tìm và giải quyết vấn đề.
Việc giúp đỡ các con mọi thứ đã làm mất đi một điều vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ, đó là trang bị cho chúng kỹ năng để có thể tự làm mọi việc mà không cần sự giúp đỡ. Sớm muộn gì, trẻ cũng sẽ ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn với tư tưởng "Nếu mình thất bại hay vấp ngã, cha mẹ sẽ làm mọi thứ lại suôn sẻ và mọi hậu quả mà mình gây ra đều sẽ biến mất". Trên thực tế, điều này không chỉ khiến trẻ chậm tiến trong quá trình làm việc, mà còn ngăn cản trẻ được thực sự trưởng thành.
3. Quá dễ dàng đưa ra lời khen
Trong các trường học, thường thì mọi đứa trẻ đều sẽ nhận được giải thưởng trong các cuộc thi nhỏ. Tâm lý "ai cũng đều là quán quân" có thể làm trẻ cảm thấy bản thân thật đặc biệt, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp này mang lại những hậu quả không mong đợi. Trẻ dần nhận ra cha mẹ là những người duy nhất nghĩ rằng chúng tài giỏi trong khi không ai khác nói điều đó, chúng bắt đầu hoài nghi những lời khen của cha mẹ.
Khi chúng ta quá dễ dàng nói những lời khen ngợi nhưng lại không mấy để ý đến những hành động xấu, trẻ sẽ học cách nói dối, phóng đại và trốn tránh hiện thực khó khăn. Chúng sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với các vấn đề.
4. Nuông chiều trẻ về vật chất
Trẻ có thể nhanh chóng vượt qua nỗi thất vọng nếu không có được món đồ mà mình muốn. Vậy nên hãy nói "Không" hoặc "Không phải bây giờ" mỗi khi con đòi hỏi, cha mẹ nên để trẻ tự phấn đấu để giành lấy những gì chúng thực sự muốn và cần.
Cha mẹ thường tặng trẻ những gì chúng muốn như là phần thưởng khi làm điều gì tốt, nhất là trong một gia đình có nhiều hơn 1 con. Các bậc phụ huynh thường cảm thấy không công bằng nếu chỉ thưởng cho đứa này mà không tặng đứa kia. Điều này không thực tế và đã làm mất đi cơ hội để nhấn mạnh với trẻ rằng, thành công dựa trên hành động và thành quả của chính trẻ.
Đừng dạy cho trẻ rằng nếu ngoan ngoãn học giỏi thì sẽ được đi mua sắm. Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được xây dựng trên nền tảng phần thưởng bằng vật chất, trẻ sẽ không có động lực đúng đắn để tiến bước, lại không cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ mà cho rằng mình chỉ được quan tâm nếu trở thành như những gì cha mẹ mong muốn.
5. Không chia sẻ với con về những sai lầm mình từng mắc phải
Đứa trẻ nào cũng muốn được bay lượn tự do trên đôi cánh của chính mình, và chúng cần phải được tự thử sức. Cha mẹ cần phải cho các con bay cao, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không giúp được gì trong quá trình trẻ tự trải nghiệm. Chia sẻ với con về những sai lầm mình từng mắc phải khi ở tuổi của con là một cách tốt để hướng dẫn trẻ đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh những bài học giáo điều về hút thuốc, uống rượu, hút chích...
Ngoài ra, trẻ cũng cần có sự chuẩn bị để đối mặt với những hậu quả mà chúng phải gánh chịu bởi quyết định của mình. Hãy kể với con những cảm nhận và suy nghĩ của bạn khi rơi vào hoàn cảnh tương tự, để trẻ tự rút ra bài học từ những hành động đó. Bởi vì cha mẹ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới tư tưởng của trẻ, vậy nên hãy trở thành người mang lại những ảnh hưởng tích cực nhất.
6. Sai lầm về khả năng của trẻ
Thông minh thường được dùng như thước đo cho sự trưởng thành của trẻ, kết quả là cha mẹ cho rằng một đứa trẻ thông minh mới sẵn sàng để đương đầu với thế giới. Vậy nên cha mẹ thường bắt con dành quá nhiều thời gian cho việc học văn hóa mà lơ là kiến thức thực tế hay kỹ năng mềm. Thế nhưng, sự thông minh hay năng khiếu trong một lĩnh vực nào đó chỉ là một phần rất nhỏ, đừng cho rằng nó bao trùm lên mọi khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ như, một số ngôi sao nổi tiếng có tài năng tuyệt vời, nhưng vẫn mắc kẹt trong những scandal.
Không có một quy định hay sách hướng dẫn nào về "tuổi trưởng thành" để trẻ có thể tự do hoạt động, vậy nên hãy quan sát những bé có cùng độ tuổi với con bạn. Nếu nhận thấy những đứa trẻ khác có thể tự làm nhiều việc hơn con mình, có thể là bạn đã làm trì hoãn sự độc lập của con.
7. Không làm như những gì mình nói
Cha mẹ thường muốn con cái sống theo một tiêu chuẩn mà họ cho rằng là tốt nhất, giúp chúng trở nên đáng tin cậy và có trách nghiệm hơn trong lời nói hay hành động. Tuy nhiên, cha mẹ cần là người làm gương bằng cách chỉ nói thật, cho dù là những lời nói dối vô hại cũng sẽ dần dần làm trẻ cảm thấy mất niềm tin.
Hãy tự nhìn nhận lại bản thân trong những hành động hàng ngày mà mọi người, kể cả trẻ, có khả năng chú ý đến, ví dụ như vứt rác bừa bãi hay nói bậy... Trẻ sẽ làm theo những gì bạn làm, vậy nên nếu muốn dạy trẻ điều gì được làm và không được làm, chính bạn phải là tấm gương trước đã.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.