Ngay sau khi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, ngày 28/6, các sở GD-ĐT và trường ĐH bắt tay luôn vào việc chấm thi.
Để ngăn chặn tình trạng gian lận thi cử như năm 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định rõ đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm là các trường đại học. Còn môn tự luận, việc chấm thi vẫn được giao cho Sở GD-ĐT.
Tại TP.HCM, các bài thi trắc nghiệm được giao cho 3 trường đại học thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM chấm. Tại Hà Nội, 3 trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ và Công nghệ) chủ trì khâu chấm bài trắc nghiệm.
Ngày 28/6, các sở GD-ĐT và trường ĐH bắt tay luôn vào việc chấm thi.
Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, Bộ GD-ĐT đặc biệt chú trọng thanh tra, kiểm tra khâu chấm thi nghiêm ngặt để ngăn chặn các gian xảy lận có thể xảy ra.
Đối với bài trắc nghiệm, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT), trong chấm thi, ngoài việc đánh phách điện tử, đáp án môn thi trắc nghiệm cũng được mã hóa để hạn chế tiêu cực trong khâu chấm.
Một trong những điểm mới đó là phần mềm chấm thi trắc nghiệm đã được sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện để khắc phục lỗ hổng có thể dẫn tới tiêu cực. Trong đó, các bài thi trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử.
Người chấm nếu nhìn thấy bài thi thì không nhìn thấy phách, còn nhìn thấy phách thì không thấy bài của thí sinh.
Phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi. Thư ký cắt miệng túi bài thi, kiểm điểm phiếu trả lời trắc nghiệm đối chiếu với số phiếu trả lời trắc nghiệm ghi trên túi bài thi và phiếu thu bài, chuyển phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ kỹ thuật nạp vào máy quét.
Quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định.
Sao lưu toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) ra đĩa CD hoặc DVD (gọi là CD0) thành 3 bộ đĩa giống nhau, bàn giao 1 đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT).
Thực hiện chức năng nhận dạng ảnh của phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chuyển dữ liệu ảnh bài làm của thí sinh thành kết quả dưới dạng văn bản đã được mã hóa.
Toàn bộ dữ liệu đã nhận dạng (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi ra đĩa 3 bộ CD hoặc DVD (gọi là CD1) giống nhau bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.
Dữ liệu được sinh ra bởi phần mềm đều được mã hóa và chỉ có thể giải mã khi Bộ GD&ĐT cấp khóa giải mã.
Đặc biệt, năm nay camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm.
Về việc chấm các bài thi tự luận, theo ông Trinh, phải thực hiện triệt để cách li trong quá trình làm phách.
Khâu chấm phải thực hiện nghiêm túc 2 vòng độc lập, bốc thăm chấm. Trong quá trình đó, phải có camera an ninh.
Việc chấm kiểm tra tối thiểu 5%. Trong đó các bài thi điểm cao của môn Ngữ văn ở các hội đồng thi sẽ được mang ra để chấm kiểm tra.
Ngay cả việc nhập kết quả môn thi Ngữ văn năm nay phải được thực hiện hai vòng độc lập, khi đối sánh không có lỗi gì mới nhập lên được hệ thống. Nếu Hội đồng nào làm tắt thì sẽ bị phần mềm của Hội đồng thi quốc gia phát hiện ngay.
Nếu người chấm thi có khâu nào sai trước đó, đều không thể tự quay lại chỉnh sửa mà phải được Bộ GD&ĐT cấp một mã để vào sửa.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT đã thông báo lịch công bố điểm thi THPT...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.