Chanh không hạt
-
Vài năm trở lại đây, chanh không hạt được người dân Liêng Srônh (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) lựa chọn nhiều, trồng thuần hoặc trồng xen trong vườn cà phê mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP cho sản phẩm chanh không hạt.
-
Bà Bùi Thị Ba sinh năm 1960 ở ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là người đầu tiên trồng và bán chanh không hạt ra thị trường Việt Nam vào năm 2007.
-
Dù bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nề và hạn mặn khốc liệt, nhưng hiện giá chanh đang khá “đẹp” giúp nhà nông vơi phần gánh nặng kinh tế.
-
Nhiều nông dân trồng chanh không hạt trên địa bàn huyện Cao Lãnh lo lắng vì giá bán trái chanh không hạt đang giảm so với tháng trước.
-
Thử nghiệm trồng chanh không hạt với mục đích cải tạo đất vườn tạp kém hiệu quả, sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Lệ (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang có thu nhập đều đặn từ vườn chanh năng suất mà không phải bỏ nhiều công chăm sóc...
-
Anh Phan Văn Tâm sinh năm 1972, ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trồng 150 cây chanh không hạt Limca trên diện tích 1,8 công đất ruộng. Mỗi lứa trái nghịch vụ, anh Tân thu hái từ 4-5 tấn chanh bán với giá từ 25.000 – 26.000 đồng/kg.
-
Hiện nay, chanh không hạt (hay còn gọi là chanh tứ quý) là loại cây đang được nhiều người dân trên địa bàn xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu trồng thành công và mang lại lợi nhuận cao. Lúc giá chanh đắt, người dân ở đây có thể bán với giá 40.000 đồng/ký, lúc hạ thì vẫn bán được 10.000-15.000 đồng/ký.
-
Ưu điểm của giống chanh không hạt là cây ra quả quanh năm, sau khi trồng 2 năm sẽ cho thu hoạch; có thể thu hoạch trên 10 năm mới phải chặt bỏ. Cây chanh không hạt cho quả to, 6 - 7 quả/kg, vỏ mỏng, mọng nước, có vị chua thanh và có mùi thơm. Quả sau hái chỉ cần bảo quản trong điều kiện bình thường, để được rất lâu, vỏ xanh tươi.
-
Đó là câu chuyện về ông Lê Văn Xê - huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương, người đang sở hữu 110ha bưởi năm roi và chanh không hạt, thu 30 tỉ/năm. Điều kinh ngạc là ông sử dụng toàn giống ngoại nhập từ Mỹ.
-
Huyện Cao Lãnh là địa phương có diện tích trồng chanhlớn nhất tỉnh Đồng Tháp, với hơn 800ha chanh, tập trung nhiều ở các xã Bình Thạnh, Mỹ Hiệp, Mỹ Long... Trước đây có thời điểm giá chanh rớt thê thảm, chỉ còn 1.500 – 2.000 đồng/kg, nhưng từ khi HTX sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh ký được hợp đồng xuất khẩu với doanh nghiệp Hàn Quốc, giá bán chanh cao hơn hẳn, việc tiêu thụ cũng ngày càng thuận lợi.