Thủy ngân có thể tìm thấy trong các nhiệt kế cũ nhưng đây là nguyên tố cực kỳ hiếm.
Thủy ngân được xếp là một trong các chất lỏng đắt nhất thế giới.
Mức giá bán có thể lên đến 899 USD/lít (~20 triệu đồng/lít).
Thủy ngân được dùng trong sản xuất nhiệt kế đo nhiệt độ, áp kế, công tắc thủy ngân, đèn hơi thủy ngân...
Đây là một loại kim loại nặng có ánh bạc, dạng lỏng ở nhiệt độ thường, dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.
Thủy ngân đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ từ năm 1.500 trước Công nguyên, hay như câu chuyện nổi tiếng là bên trong lăng mộ vua Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc có dòng sông thủy ngân.
Theo số liệu năm 2013, Trung Quốc là nước sản xuất thủy ngân nhiều nhất thế giới với 1.600 tấn, tiếp theo là Kyrgyzstan với 100 tấn, đứng thứ ba là Chi Lê với 50 tấn.
Theo đánh giá thị trường thủy ngân năm 2019 và dự báo đến năm 2028 của Merchant Reseach and Consulting Ltd, sản lượng thủy ngân toàn cầu đã giảm so với năm 2010-2011 do nhu cầu giảm.
Mối quan tâm về sức khỏe và môi trường liên quan đến thủy ngân sẽ dẫn đến việc giảm nhu cầu toàn cầu.
Việc loại bỏ thủy ngân theo kế hoạch trong một số ngành công nghiệp không còn bao lâu nữa.
Thủy ngân rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa.
Thủy ngân được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhưng rất độc và có thể gây chết người khi nhiễm độc nặng.
Chất này có thể gây bệnh phổi cấp tính, khó thở, đau tức ngực, cảm giác đau rát ở phổi, gây mất trí nhớ, co giật, nôn mửa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.