Chất vàng ô

  • Ngày 4.4, ông Nguyễn Tứ-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản TP. Đà Nẵng cho biết, đơn vị này đã thành lập 3 đoàn công tác liên ngành để tiến hành kiểm tra thị trường măng toàn thành phố.
  • Thông tin 7 mẫu măng có màu vàng bị nhiễm chất Auramine O (thường gọi chất vàng ô) đã khiến người dân rất lo lắng. Một số tiểu thương cho biết, mấy ngày nay ít khách mua măng hơn.
  • Trước tình hình báo động về thực phẩm chứa “vàng ô” gây ung thư tràn ngập thị trường, phương pháp phát hiện hợp chất nguy hiểm này đã được xây dựng thành công và đưa vào áp dụng, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Từ tháng 11.2015 đến nay, đã có 4 trường hợp bị phát hiện sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vốn chỉ dừng ở mức cảnh cáo, phạt tiền, xử phạt hành chính thì tới đây hành vi này sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.7 với mức phạt lên tới 5 năm tù.
  • Các chất vàng ô thuộc nhóm anthraquinone - một trong những chất hóa học có tiềm năng gây ung thư ở động vật. Bộ NNPTNT đã chính thức bổ sung 5 loại vàng ô vào danh mục cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
  • Sáng nay (16.11), khi Dân Việt tới cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú - nơi vừa bị phát hiện trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, Giám đốc công ty là Đoàn Văn Thênh đã bịt kín mặt và cho biết thấy rất mệt mỏi trong những ngày qua.
  • Việc trộn chất vàng ô vào thức ăn chăn nuôi là hành vi vô đạo đức của những người sản xuất, bởi ngay trên bao bì đựng chất này đã ghi rõ chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, xây dựng, nghiêm cấm sử dụng tạo màu trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi...
  • Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) là người đưa ra đề xuất kiên quyết tại nghị trường, rằng không phải cứ đợi gây hậu quả chết người mới xử lý hình sự những đối tượng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mà cần xử lý ngay nếu bắt quả tang được hành vi này.
  • Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng. Đã có trường hợp Chi cục bị người dân khiếu kiện, phải đền bù hàng trăm triệu đồng vì khi xét nghiệm mẫu âm tính với chất cấm.