Chỉ 2 ngày sẽ truy ra chất “vàng ô”

Lương Bích Thứ bảy, ngày 12/03/2016 06:35 AM (GMT+7)
Trước tình hình báo động về thực phẩm chứa “vàng ô” gây ung thư tràn ngập thị trường, phương pháp phát hiện hợp chất nguy hiểm này đã được xây dựng thành công và đưa vào áp dụng, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bình luận 0

Nguy cơ ung thư rình rập người tiêu dùng

Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT đã phát hiện một số cơ sở có sử dụng chất Auramine O (còn gọi là chất "vàng ô") trộn vào thức ăn chăn nuôi cho gà trong thời gian vỗ béo, hoặc hòa loãng để ngâm vào các thùng măng, làm cho thịt gà và măng có màu sắc bắt mắt hơn.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), trong quá trình chăn nuôi, các hộ chăn thả dùng chất "vàng ô" để trộn vào thức ăn cho gà, khiến chúng tạo màu vàng tự nhiên cho da thân, da chân và đặc biệt là lòng đỏ trứng. Tương tự như vậy, tại các cơ sở chế biến măng tươi sau khi luộc phải ngâm qua chất tẩy trắng và nhuộm bằng "vàng ô" rồi mới đem bán. Điều này đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng là có thói quen thích những loại thực phẩm có màu vàng bắt mắt, cho rằng như vậy là tươi ngon.

img

Phân tích thí nghiệm tại CASE.  Ảnh: B.N

Phương pháp mà CASE nghiên cứu được xác nhận giá trị sử dụng, đem lại tính chính xác cao và hiện được nhiều lực lượng chức năng áp dụng để kiểm tra các sản phẩm nghi nhiễm hóa chất độc hại. 

Các sản phẩm thịt, trứng gà nhiễm "vàng ô" có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến gan, thần kinh và thận. "Vàng ô" tích lũy lâu ngày trong cơ thể cũng là một tác nhân gây ung thư. Với trẻ nhỏ, việc hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến các chứng kích thích, hiếu động, lơ đãng, thiếu tập trung…

TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm) cho biết, "vàng ô" (hay còn gọi là VAT Yellow) là hóa chất được dùng để nhuộm màu vải và làm vôi ve quét tường trong xây dựng. Do đó, nó được thêm trong thức ăn gia cầm như một loại chất nhuộm màu gián tiếp cho sản phẩm thịt, khiến việc phát hiện thêm khó khăn.

Loại hóa chất tạo màu này có thể mua được dễ dàng tại chợ với giá chỉ 26.000 đồng/kg. Trong khi đó, mỗi muỗng dung dịch "vàng ô" có thể nhuộm màu cho 1 tấn măng.

Ngăn chặn nguy cơ thực phẩm có “vàng ô”

Trước những nguy cơ đe dọa sức khỏe từ thực phẩm chứa chất “vàng ô”, đặc biệt là từ thịt gà, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM (CASE) đã gấp rút hoàn thành xây dựng quy trình phân tích Auramine O bằng phương pháp LC/MS. Theo đó, khi mẫu thành phẩm được gửi đến CASE sẽ có kết quả kiểm nghiệm sau 2 - 5 ngày. Trong trường hợp kết quả nhằm phục vụ công tác thanh tra của các cơ quan nhà nước, hoặc khách hàng có yêu cầu gấp, CASE có thể hoàn thành phân tích sau 1 ngày.

Ngày 16.1.2016, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.HCM kiểm tra cơ sở chế biến măng tại số 61/8 Quốc lộ 1A (phường Tân Thới Nhất, quận 12) phát hiện cơ sở này dùng vàng ô để chế biến măng tươi, trong số 10 tấn măng thì có khoảng 300kg đã được ngâm chất vàng ô để tạo màu vàng tươi.
* Ngày 12.11.2015, đoàn thanh tra liên ngành phát hiện Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương) sử dụng “vàng ô” trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tại hiện trường, doanh nghiệp này đang trộn 14kg “vàng ô” để sản xuất các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.

Phương pháp mà CASE nghiên cứu được xác nhận giá trị sử dụng, đem lại tính chính xác cao và hiện được nhiều lực lượng chức năng áp dụng để kiểm tra các sản phẩm nghi nhiễm hóa chất độc hại.

Việc có một quy trình kiểm nghiệm cho kết quả chuẩn xác trong thời gian ngắn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý thị trường vào thời điểm vấn nạn thực phẩm “bẩn” đang nóng hổi và xôn xao dư luận như hiện nay.

Bên cạnh đó, với phương pháp của CASE, các hộ chăn nuôi gia cầm có thể xác định được thành phần thức ăn chăn nuôi đang được sử dụng có chất “vàng ô” hay không. Các nhà phân phối, kinh doanh thực phẩm như siêu thị, nhà hàng… cũng dễ dàng kiểm nghiệm chất lượng gia cầm, măng tươi thu mua từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến trước khi đưa vào xử lý đem bán cho người tiêu dùng.

Điều này góp phần ngăn chặn các sản phẩm gia cầm chứa độc chất gây ung thư cho người sử dụng tràn lan ngoài thị trường. Theo đó, người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn thực phẩm đảm bảo sức khỏe từ các nguồn bán tin cậy, có chứng nhận kiểm nghiệm và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thạc sĩ Chu Vân Hải - Giám đốc CASE khẳng định: “Là một trong những đơn vị phân tích kiểm nghiệm luôn đồng hành cùng cộng đồng, CASE đã và đang tiếp tục đưa ra những phương án kịp thời giúp doanh nghiệp và người dùng xác định được những sản phẩm kém chất lượng, nhiễm độc chất để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem