Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn gì để nhanh lành vết thương?
Nhật Hà (Theo The Key)
Thứ năm, ngày 01/08/2024 15:41 PM (GMT+7)
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường bị xuống sức, gặp nguy cơ nhiễm trùng, té ngã, viêm phổi hoặc giảm khả năng vận động. Tuy nhiên, quá trình lành vết thương và sức khoẻ bệnh nhân có thể nhanh hồi phục hơn nhờ chế độ dinh dưỡng tốt.
Theo chuyên gia, dưới đây là 10 loại thực phẩm tốt nên ăn sau phẫu thuật để thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh, bởi những loại thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể bệnh nhân năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để chống lại nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, tăng cường sức mạnh và năng lượng cũng như duy trì lượng chất dinh dưỡng dự trữ.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau phẫu thuật
1.Quả mọng
Chất chống oxy hoá trong quả mọng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cơ thể phục hồi tổn thương nhanh hơn.
Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa bao gồm: nho, lựu, việt quất, mâm xôi, dâu tây, mâm xôi đen.
Hơn nữa, quả mọng cũng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy vitamin C có tác dụng tái tạo collagen và làm mềm mô, giúp vết thương nhanh lành hơn.
2. Rau
Trong rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
Bổ sung các loại rau như: cà rốt, ớt chuông ngọt, súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, khoai lang, khoai tây … vào chế độ ăn hàng ngày sẽ bổ sung nguồn carbohydrate lành mạnh, giúp người sau phẫu thuật chống lại tình trạng mệt mỏi.
Carbohydrate còn cung cấp năng lượng cho não và ngăn ngừa cơ bị phân hủy. Cơ thể cũng sẽ được bổ sung vitamin A và C. Một lợi ích tuyệt vời khác là chất xơ trong chế độ ăn nhiều rau giúp giảm táo bón, đây là tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau và giảm khả năng vận động.
3. Chất béo (có trong hạt, dầu, cá)
Sau phẫu thuật, chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ tất cả các loại vitamin ngon mà bạn nhận được từ trái cây và rau. Chất béo rất cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Chất béo lành mạnh bao gồm: Dầu ô liu, quả bơ, dầu dừa, các loại hạt …
Chất béo cung cấp cho bệnh nhân sau phẫu thuật nguồn năng lượng lâu dài. Nhiều loại chất béo và hạt có hàm lượng vitamin E cao, đặc biệt là hạnh nhân. Vitamin E cũng giúp vết thương mau lành hơn và làm mờ sẹo.
4. Rau lá xanh đậm, chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Rau lá xanh có thể không phổ biến bằng quả mọng nhiều màu sắc và chất béo ngon, nhưng chúng cực kỳ quan trọng! Một khẩu phần rau xanh trong chế độ ăn hoặc trong sinh tố cung cấp cho bạn vitamin A, C và E, cũng như vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu.
Kết hợp các loại rau lá xanh đậm giàu vitamin như cải xoăn, rau chân vịt, rau diếp … giúp bạn hấp thu vitamin nhóm B, giúp tăng năng lượng. Đừng quên chất xơ, sắt, magiê, kali và canxi. Rau xanh giống như một loại vitamin tổng hợp.
5. Thịt hoặc các lựa chọn thay thế khác
Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh cần rất nhiều protein và sắt để giúp phục hồi các cơ có thể bị thương trong quá trình phẫu thuật. Các axit amin trong protein giúp phục hồi tổn thương cơ bằng cách tái tạo mô và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Sắt sẽ giúp bạn lấy lại mức năng lượng nhanh hơn vì sắt tạo ra các tế bào máu mới.
Tích trữ sắt và protein thông qua các loại thực phẩm như: thịt gia cầm, hải sản, đậu lăng, các loại hạt, trứng, đậu phụ.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa hoặc thậm chí khó nhai các loại thịt dai hơn. Hãy chế biến thành thịt xay, hoặc nấu thịt trong nước xốt.
6. Trứng
Thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta một loại thực phẩm chữa bệnh lý tưởng đó là trứng. Trứng là món ăn dễ chế biến, truyền thống dành cho người bệnh và những người đang hồi phục sức khoẻ.
Một quả trứng cung cấp: 6 gam protein, vitamin A, E và K, vitamin nhóm B (bao gồm B12), riboflavin, axit folic, canxi, kẽm, sắt.
7. Probiotics
Probiotics là vi khuẩn mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn, cân bằng tinh thần và chống lại mọi vi khuẩn và nhiễm trùng mà bạn dễ mắc phải sau khi nằm viện hoặc phẫu thuật. Một số loại thực phẩm giàu probiotic phổ biến nhất là: sữa chua, dưa cải muối, kim chi
Thuốc gây mê, kháng sinh và thuốc giảm đau trong quá trình phẫu thuật làm mất cân bằng vi khuẩn trong ruột khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và buồn nôn. Một liều lượng probiotic lành mạnh giúp điều chỉnh hệ thống của người bệnh.
8. Trái cây có màu sắc tươi sáng, chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, việc ăn đủ màu sắc của cầu vồng rất quan trọng. Hãy tiêu thụ bát đầy trái cây và rau có màu sắc tươi sáng nhất và bổ sung đủ vitamin A, C, carbohydrate, chất xơ, chất chống oxy hóa và lượng calo bổ dưỡng mà cơ thể bạn cần để phục hồi.
Chất xơ rất cần thiết sau phẫu thuật để tránh tình trạng táo bón khó chịu. Trái cây cung cấp chất xơ với một liều lượng màu sắc, vitamin và carbohydrate tăng cường năng lượng.
Cam, táo, quả mọng, dưa, mơ, đào, bưởi, xoài, đu đủ, cà chua … là nguồn dinh dưỡng chữa bệnh tuyệt vời mà còn nhẹ bụng và lý tưởng cho những khẩu phần ăn nhỏ.
9. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt sau phẫu thuật sẽ cung cấp lượng carbohydrate mà não cần để tạo năng lượng và ngăn ngừa cơ bắp bị phân hủy. Ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp thêm chất xơ. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau phẫu thuật, thì chính carbohydrate trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn tăng mức năng lượng.
Bánh mì, lúa mì nguyên cám hoặc lúa mạch đen, yến mạch, gạo hoang chứa nhiều carbohydrate.
10. Nước
Thứ hay bị người bệnh bỏ qua nhất sau phẫu thuật là nước. Duy trì mức độ hydrat hóa đầy đủ sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật và các loại thuốc bạn đang dùng, nhu cầu về chất lỏng của từng người bệnh có thể cao hơn bình thường.
Nếu uống nước lọc không hấp dẫn, bạn có thể thêm hương vị cho nước bằng chanh hoặc chanh vàng, uống nước dừa, ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như súp, uống trà thảo mộc (nóng và lạnh).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.