Chè Võ Miếu bội thu nhờ bón phân Lâm Thao

Đức Thịnh Thứ tư, ngày 25/08/2021 15:21 PM (GMT+7)
Từ sự hỗ trợ về phân bón và kỹ thuật của Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, người dân trồng chè ở xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tạo ra sản phẩm chè chất lượng và có thu nhập khấm khá.
Bình luận 0

Cải thiện năng suất cây chè

Võ Miếu là một trong những xã có diện tích chè lớn của huyện Thanh Sơn với khoảng 300ha chè. Cây chè được trồng ở Võ Miếu từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Ban đầu chỉ có vài chục hộ trồng chè, mỗi hộ có 1-2 sào chủ yếu là trồng giống chè trung du bản địa, năng suất và chất lượng thấp.

Những năm gần đây, các giống chè mới được đưa vào sản xuất cho năng suất và chất lượng cao đã thay thế các giống chè cũ trên địa bàn như: LDP1, Kim Tuyên, Bát Tiên, Keo An Tích, PT95... Nghề trồng chè gắn trực tiếp với nghề chế biến chè xanh của các làng nghề, giúp bà con có thêm thu nhập. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, sau nhiều năm khai thác, cây chè trên địa bàn ngày càng cằn cỗi, bị giảm năng suất, nhiều hộ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, bón nhiều lần trong năm khiến chi phí sản xuất tăng cao.

Chè Võ Miếu bội thu nhờ bón Lâm Thao vi sinh - Ảnh 1.

Các đại biểu tham quan thực tế mô hình của gia đình bà Nguyễn Thị Dung ở khu Thanh Hà, xã Võ Miếu (Phú Thọ). Ảnh: T.P

"Trước đây phân bón Lâm Thao đã tốt rồi, bây giờ Công ty Supe Lâm Thao có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nên hiệu quả bón phân lại càng tốt hơn. Do đó, từ nhiều năm qua, gia đình tôi luôn tin tưởng sử dụng phân bón Lâm Thao cho tất cả các loại cây trồng như lúa, chè, ngô…".

Nguyễn Thị Dung -

Hộ dân trồng chè xã Võ Miếu

Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật, trong đó có mô hình sử dụng phân bón NPK Lâm Thao với hình ảnh "3 nhành lá cọ" quen thuộc để cải thiện năng suất cho cây chè. 

Ông Phạm Văn Cần - hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình phân bón Lâm Thao tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn chia sẻ: "Mặc dù từ lâu người dân Võ Miếu chúng tôi đã coi chè là cây trồng chủ lực, tiền của cũng đổ dồn hết vào nương chè, nhưng thực sự việc bón phân và chăm sóc chè đúng cách nhiều khi nông dân không nắm rõ, bón phân chủ yếu theo cảm tính, kinh nghiệm. Tham gia các mô hình sử dụng phân bón của Lâm Thao chúng tôi thấy năng suất chè tăng hơn hẳn. Búp chè dày, lá xanh gừng, đặc biệt rút ngắn được thời gian thu hái và tăng lứa hái trong 1 chu kỳ. Bình thường 42 - 45 ngày chúng tôi mới được thu hái, nhưng bón phân này chỉ cần 35 - 36 ngày là có chè hái rồi, chúng tôi rất phấn khởi".

Nhân rộng mô hình trồng chè bón phân Lâm Thao

Là 1 trong những hộ trồng chè ở xã Võ Miếu, ông Lê Văn Thành chia sẻ: "Hiện nay gia đình tôi đang áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái đến chế biến nên có thể kiểm soát được chất lượng chè, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Bình quân mỗi năm gia đình cung cấp cho thị trường khoảng trên dưới 30 tấn chè khô, trong đó có hơn 10 tấn chè chất lượng cao".

Còn bà Nguyễn Thị Dung - nông dân trồng chè ở xã Võ Miếu cho biết: Vụ chè vừa qua, nhờ sử dụng phân bón Lâm Thao, gia đình bà thu lãi trên 20 triệu đồng/ha, hiệu quả hơn cả mong đợi.

Được biết, trong các năm qua, cùng với mô hình trên cây chè, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cũng phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình trình diễn trên cây cam theo quy trình khép kín trên 2 giống cam: CS1 và V2.

Kết quả cho thấy, phân bón Lâm Thao cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết, giúp cây cam sinh trưởng khỏe, ít phải bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho hiệu quả năng suất và chất lượng cao hơn so với mô hình đối chứng.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem