Gần như chưa có cầu thủ nào khoác áo số 9 thành công ở Chelsea dưới triều đại của tỉ phú Roman Abramovich. Đó có thể được gọi là một lời nguyền vì những số liệu thống kê không biết nói dối. Hãy cùng điểm qua những cầu thủ thất bại khi khoác áo số 9 của The Blues kể từ năm 2004/05.
Nhiều CĐV đội bóng khác tỏ ra khiếp sợ khi nghe tin Chelsea kí hợp đồng với tiền đạo người Serbia này, chủ yếu bởi con số khủng khiếp 105 bàn/122 trận cho PSV Eindhoven. Họ đã lo bò trắng răng. Chấn thương, sự khác biệt về môi trường bóng đá, sức ép… khiến Kezman dần sa sút và phải lặng lẽ ra đi chỉ sau một năm.
Đưa Crespo vào danh sách này có một điều gì đó hơi thiếu công bằng, nhưng đây lại là bằng chứng rõ nhất cho việc cái áo số 9 ở Chelsea có vấn đề thế nào. Khi mặc áo số 21 từ năm 2003 thì Crespo chơi khá hay, nhưng đến khi mặc áo số 9 do Kezman để lại thì anh tịt ngòi liên tục và phải ngồi ghế dự bị một thời gian dài.
3. 2006 – 2007: Khalid Boulahrouz
Đến mùa giải này, không tiền đạo nào của Chelsea nhận áo số 9 nữa, và Boulahrouz, một hậu vệ, là người đứng ra nhận nó. Vấn đề là cái áo không trừ một ai, kể cả khi bạn không phải là tiền đạo. Ra sân 13 lần, trong đó có 9 lần từ băng ghế dự bị và nhanh chóng bật bãi ở mùa giải sau, nói như nhân vật Hugo trong trò chơi “Hugo và các bạn” trên kênh HN thì đó là “một kết cục chết chóc”.
4. 2007 – 2008: Steve Sidwell
Thêm một cầu thủ nữa không phải là tiền đạo nhận áo số 9, đó là tiền vệ Sidwell đến từ Reading. 15 trận, 0 bàn và Sidwell bị bán ngay lập tức.
5. 2008 – 2009: Franco Di Santo
Trước khi nhận áo số 9, tiền đạo trẻ người Argentina tự tin nói rằng mình sẽ là người thay đổi số phận chiếc áo này. 8 lần ra sân, toàn là từ băng ghế dự bị với tổng thời gian thi đấu chỉ là 226 phút, thêm một bài học nữa về việc nói trước mà bước không qua.
6. 2009 – 2010: Lần đầu tiên trong lịch sử CLB, Chelsea thi đấu mà không ai mặc áo số 9. Mùa đó Chelsea lần đầu tiên đăng quang cú đúp chức vô địch quốc nội: Premier League và FA Cup (định nghĩa cú đúp (double, bạn có thể tra trên Wiki) ở đây chỉ tính Premier League và FA Cup, và mới chỉ có 7 đội làm được điều đó).
7. 2010 – 2014: Fernando Torres (a sân: 110 trận, bàn thắng: 45)
Chắc chắn đây là bản hợp đồng đứng trong Top những phi vụ chuyển nhượng tồi tệ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới trong nhiều năm nữa, bởi giá trị chuyển nhượng cũng những gì cầu thủ đó mang lại.
8. 2014 – 2015: Thêm một mùa giải không có cầu thủ nào khoác áo số 9. Thêm một mùa Chelsea giành 2 danh hiệu…
Falcao từng làm mưa làm gió ở La Liga trong màu áo Atletico Madrid, nhưng khi chuyển tới Chelsea, anh giống như "hổ giấy" đũng nghĩa đen. Chấn thương liên miên khiến tiền đạo người Colombia sớm bị đẩy khỏi phía Tây London.
Tỏa sáng trong màu áo Juventus và Real Madrid, Alvaro Morata được Chelsea chiêu mộ vào năm 2017. Khác hẳn với hình ảnh già cỗi của Falcao, Morata trẻ và đầy hứa hẹn. Thế nhưng, ở Stamford Bridge, tiền đạo người TBN tỏ ra quá yếu đuối và thường mất hút trong các cuộc chiến về thể lực.
Gonzalo Higuain được xem là bản hợp đồng chữa cháy cho Morata, nhưng tiền đạo người Argentina cũng gây thất vọng. Dù mạnh mẽ và nhiều kinh nghiệm nhưng Higuain lại chậm chạp và ục ịch, một điều khó chấp nhận ở giải đấu vốn giàu thể lực như Premier League.
11. Số 9 của Chelsea hiện tại, Tammy Abraham, từng được Lampard kỳ vọng lớn. Tuy nhiên, anh không tiến bộ hoặc chí ít là sự ổn định nên không thể cạnh tranh suất đá chính.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.