Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin hiệu quả của "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch

Triệu Quang Thứ hai, ngày 03/06/2019 19:30 PM (GMT+7)
Cơ quan chuyên môn đã có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả việc đặt máy xử lý nước sông Tô Lịch.
Bình luận 0

img

Nước sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt được xử lý làm sạch bằng 4 máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản.

Liên quan đến việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật Bản, ngày 3/6, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội) thông tin, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội, Sở đã phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập nhóm công tác hỗ trợ quá trình thực hiện thí điểm xử lý nước sông Tô Lịch.

Theo đánh giá chung về quá trình thí điểm xử lý nước trên sông Tô Lịch từ ngày 16-23/5, máy móc thiết bị thực hiện thí điểm hoạt động bình thường, không có sự cố đáng kể.

“Kết quả sơ bộ ban đầu sau 3 ngày, mùi đã giảm đáng kể, không còn mùi hôi và đã được người dân kiểm chứng”, thông tin từ đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội.

Đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin thêm, theo thuyết minh công nghệ, sau 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sông Tô Lịch sẽ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

img

Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, nước sông đã giảm mùi và một số chỉ số nước có sự thay đổi tích cực.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (đơn vị vận hành máy) cho hay, sau 3 ngày lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng; sau 7 ngày, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm từ hơn 1m xuống còn khoảng 76-91 cm, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn.

Sáng 3/6 (tức 18 ngày kể từ khi đặt máy), ghi nhận của PV tại khu vực đặt máy sục khí Nano công nghệ Nhật bản (đầu đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) cho thấy, cả 4 chiếc máy đặt tại đây vẫn đang hoạt động, sục lên bọt trắng trên mặt nước. Nước sông bề mặt có chuyển sang màu nâu hơi đen chứ không còn đen ngòm, mùi hôi thối vẫn còn nhưng không nồng nặc…

Một số người dân ở gần đó cho biết, mấy hôm trước Hà Nội có mưa nên nước sông chảy ra có màu hơi đục. Mực nước sông đang khá thấp khi ven bờ hở ra một lớp bùn.

Ngày 2/6, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã xuống kiểm tra việc xử lý làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật Bản. Dựa trên kết quả phân tích, Hà Nội sẽ lựa chọn phương pháp công nghệ phù hợp, hiệu quả nhất để áp dụng.

Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.

Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau từ 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Người từng uống nước sông Tô Lịch nói gì về đề án biến sông Tô Lịch thành sông Thames?

Từ một con “sông chết”, liệu sông Tô Lịch có thể biến thành dòng sông xanh, sạch, đẹp giống như sông Thames ở Anh?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem