Chiếc đèn “tù binh”

Thứ ba, ngày 19/04/2011 19:45 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đại tá Nguyễn Văn Khuynh - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Quốc phòng) cho chúng tôi xem một kỷ vật quý đã gắn bó với ông khi còn là một người lính của Đoàn Đặc công B29 miền Đông Nam Bộ. Đó là chiếc đèn Ang-con.
Bình luận 0

Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngày 4.2.1969, Đoàn Đặc công B29 (Binh chủng Đặc công) được thành lập với nhiệm vụ tiêu diệt các cứ điểm quan trọng của địch như: Cà Tum, núi Bà Đen (Tây Ninh), Dầu Tiếng (tỉnh Sông Bé, nay là Bình Dương)... Nguyễn Văn Khuynh và đồng đội ở B29 đã chiến đấu kiên cường, lập được nhiều chiến công.

img
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khuynh (trái) và tác giả.

Chiếc đèn ấy đã cùng với ông đi khắp chiến trường miền Nam. Nó phục vụ cho ông và đồng đội trong công tác huấn luyện như đào hầm, công sự và trong sinh hoạt hàng ngày. Nó là vật thiêng liêng nhất mà ông luôn giữ bên mình như một người bạn.

Tháo từng chi tiết của chiếc đèn, ông nói: “Toàn bộ chiếc đèn của tôi làm từ vũ khí Mỹ. Thân đèn làm bằng mìn sáng. Cổ đèn làm bằng đuôi đạn cối 60 và nó được trang trí thêm hình con chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình. Ruột đèn làm bằng một viên đạn AR15. Bấc đèn làm bằng những sợi vải quấn lại. Nó cháy bằng dầu madút. Vì đi đến đâu, chúng tôi cũng phải đào hầm, đào công sự, nên chiếc đèn này rất hữu ích. Nó rất dễ làm và hầu như trong đơn vị, ai cũng làm riêng cho mình một chiếc”.

Ông Khuynh cho biết thêm: “Nhiều đêm hành quân, trời tối đen như mực, nhưng ta đã gặp may vì địch bắn pháo sáng để dẫn đường cho ta vào đánh”.

Từ chiếc đèn Ang-con đến chống chui, lộ tiêu, móc sắt của người chiến sĩ đặc công cũng đủ làm quân thù phải khiếp sợ. Vũ khí thô sơ của ta đã thắng được vũ khí hiện đại của kẻ thù là thế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem