“Chiến sĩ” diệt rác cứu thôn làng

Thứ bảy, ngày 28/12/2013 10:08 AM (GMT+7)
Nhắc tới Ths Đàm Thị Lan (Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) cùng hệ thống “Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-ANPHA”, nhiều nông dân ở các vùng Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, cho đến Thanh Hóa, Cần Thơ, Sóc Trăng... đều biết tới và mang ơn.
Bình luận 0
Trước đây, những vùng quê này ngập rác ở nhiều cánh đồng, vương vãi trên đường làng. Người dân có gom được rác thải thì cũng xử lý theo cách đốt hoặc chôn, gây ô nhiễm môi trường. Ý thức rõ được sự nguy hiểm của việc xử lý rác thải bừa bãi, năm 2004, chị Lan bắt đầu tham gia nghiên cứu và xây dựng các đề tài về việc xử lý rác thải. Đến đầu năm 2012, chị công bố nghiên cứu và chế tạo thành công lò đốt chất thải rắn đầu tiên ở Việt Nam theo tiêu chuẩn: Không ô nhiễm môi trường, không dùng nhiên liệu đốt (điện, dầu...), hoạt động trên cơ sở đối lưu tự nhiên. Rác thải khi được đốt bằng lò đốt BD-ANPHA sẽ chuyển sang 2 dạng, 1 dạng khí thải được dẫn đến lò đốt thứ cấp, 1 dạng chất thải rắn chuyển xuống đốt triệt để thành tro, do đó không gây hại với môi trường. Để đưa máy vào áp dụng, chị phối hợp với địa phương mở các lớp tập huấn cho bà con.

Ths Đàm Thị Lan nhận Giải Quả Cầu Vàng 2013.
Ths Đàm Thị Lan nhận Giải Quả Cầu Vàng 2013.

Khi lắp đặt xong chiếc máy đầu tiên, chị nhận thu gom, xử lý rác cho cả phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong nửa năm liền để theo dõi và kiểm tra khả năng vận hành của máy. “Cho đến khi chiếc máy thứ 2 ra đời, xử lý rác ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) được chuyên gia Phần Lan đánh giá rất cao, tôi mới yên tâm với thành công bước đầu” – chị Lan nhớ lại.

Ngày 23.12, Ths Đàm Thị Lan đã nhận giải thưởng Quả Cầu Vàng của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho công nghệ của lò đốt BD-ANPHA.

Nguyễn Dũng (Nguyễn Dũng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem