Diễn ra từ 8.2 đến 24.3.1971, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào được quân đội ngụy Sài Gòn triển khai dưới sự cố vấn của Mỹ và toàn bộ tham chiến đều thuộc là người Việt Nam. Nguồn ảnh: Republic.
Phía Quân đội Mỹ chỉ tham gia vào chiến dịch này bằng hỗ trợ cung cấp phi công trực thăng và các cố vấn trực tiếp cho quân đội ngụy Sài Gòn trong các chiến dịch hành quân. Phía Mỹ cho rằng, nếu cắt đứt được tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đoạn đi qua Nam Lào, thì lực lượng quân giải phóng và bộ đội chủ lực của ta ở Miền Nam Việt Nam sẽ bị vô hiệu hóa do không còn tiếp tế. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch trên được thực hiện vào năm 1971 - khi mà Mỹ đã gần như "rút một chân" ra khỏi chiến tranh Việt Nam nên binh lính Mỹ không tham dự chiến dịch này trên mặt đất mà tham dự từ trên không - với nhiệm vụ không vận. Đây cũng được coi là phép thử của Mỹ để xem liệu quân đội ngụy Sài Gòn có thể tác chiến một cách độc lập khi không còn quân Mỹ bên cạnh hay không. Với mưu đồ "Dùng người Việt đánh người Việt" hay "Đổi màu da xác chết", Mỹ đã đẩy cả dân tộc Việt Nam vào cảnh "Nồi da xáo thịt". Nguồn ảnh: Corbis.
Tài liệu của Mỹ chỉ ra các loại phương tiện chủ chốt để tham chiến trong chiến dịch Lam Sơn 719. Các loại phương tiện này bao gồm trực thăng vận tải hạng nặng, trực thăng vũ trang và trực thăng đa dụng. Nguồn ảnh: Flickr.
Một tờ bài báo của Mỹ với dòng tít "Sang Lào cắt đường mòn và cuộc chiến sẽ kết thúc". Nguồn ảnh: Flickr.
Nhận thấy việc Mỹ chỉ huy chư hầu "cắm chốt" ở đường 9 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh, phía quân giải phóng và bộ đội chủ lực của ta đã lên kế hoạch đánh bại âm mưu quyết tâm giành được chiến thắng chiến lược. Nguồn ảnh: QDND.
Chỉ huy chiến dịch của ta bao gồm các đồng chí Lê Trọng tấn, Lê Quang Đạo và Đồng Sỹ Nguyên. Đây là trận đánh đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, Quân giải phóng và bộ đội chủ lực của ta đánh theo lối đánh chính quy, kiểu chiến tranh tổng lực thay vì đánh tiêu hao và đánh du kích như trước. Nguồn ảnh: Veterans.
Với sức mạnh tổng hợp của hiệp đồng binh chủng, pháo binh quân giải phóng đã đập nát các cứ điểm của quân Sài Gòn trước sự ngỡ ngàng của các sĩ quan chỉ huy và cố vấn Mỹ. Phía Mỹ và Sài Gòn thực chất không dám nghĩ ta sẽ đánh lớn như vậy trước khi quá muộn. Nguồn ảnh: Medic.
Cộng với đó là việc các đơn vị chủ lực của ta "ém" quân quá giỏi, phía Mỹ và Sài Gòn đã không ước lượng được quân số của ta thực sự tham chiến, dẫn đến việc vấp phải nhiều sai lầm mang tính chiến thuật và hậu quả là bị động từ đầu tới cuối. Ảnh: Xe tăng địch bị ta tịch thu và trưng dụng làm phương tiện tiến công đánh lại địch. Nguồn ảnh: SKNC.
Trong chiến dịch này, phía ta cũng nhận được sự giúp sức hết sức quý báu của lực lượng Pathet Lào. Đã có 5000 quân Pathet Lào tham chiến sát cánh bên cạnh các chiến sĩ quân giải phóng trong chiến dịch mang tính bước ngoặt của cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.
Kết cục của chiến dịch là thất bại thảm hại và ê chề của quân đội Sài Gòn dưới sự "đạo diễn" của các cố vấn Mỹ. Thất bại mang tính toàn diện này của Sài Gòn được thể hiện ở chỗ, chỉ huy Nguyễn Văn Thọ và toàn bộ Ban tham mưu của quân ngụy Sài Gòn trong chiến dịch Lam Sơn 719 bị ta bắt sống và... mang ra Hà Nội họp báo trước sự chứng kiến của báo chí nước ngoài. Nguồn ảnh: Flickr.
Giới sử gia quân sự của Mỹ cho rằng, chiến dịch Lam Sơn 719 này chính là dấu chấm hết của chính quyền ngụy Sài Gòn. Nó cho thấy một tương lai không thể đen tối hơn của họ và sự yếu kém của quân đội ngụy Sài Gòn khi không còn sự can thiệp về quân sự của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Về phía quân giải phóng, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào cũng mang tính bước ngoặt khi lần đầu tiên trong toàn cuộc chiến, khi quân ta được đánh theo lối đánh tổng lực, chính quy và quan trọng nhất là đã chiến thắng. Có thể nói, Đường 9 - Nam Lào chính là nơi ta đúc rút ra những bài học mang tính xương máu để áp dụng vào những chiến dịch đánh lớn theo kiểu quy ước sau này. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch này cũng khiến các nhà quân sự Mỹ "muối mặt" khi chiến thuật trực thăng vận vốn được người Mỹ cất công xây dựng và thử nghiệm trong một thời gian dài trước đó đã thất bại thảm hại. Các phương tiện như pháo tự hành M107 Vua Chiến Trường của Mỹ cũng tỏ ra cực kỳ "mong manh" trước hỏa lực chính quy của quân giải phóng vì bản thân M107 không hề được bọc giáp. Nguồn ảnh: VNN.
Với sự thất bại mang tính toàn diện không thể chối cãi ở Nam Lào, phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris đã phải thay đổi giọng điệu, tỏ ra lắng nghe các điều khoản được phái đoàn Việt Nam đưa ra. Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn tiếp tục cứng đầu trên bàn đàm phán này trong một thời gian dài nữa trước khi chịu thua trên bàn đàm phán sau một loạt các chiến dịch quân sự thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: VNN.
Nhật Vi (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.