Chiến tranh biên giới

  • "Có lẽ nằm trên lưng, Hanh thương tôi lắm, vả lại máu mất nhiều sức cũng kiệt, Hanh bảo: “Thôi hay là ông cho tôi nằm chỗ nào ở đây cũng được, tôi mệt quá không đi được nữa đâu, mai nhớ vào chỗ này đón tôi!’’. Tôi vẫn động viên đồng đội cố lên và lại tiếp tục dò dẫm cõng thêm đoạn khá xa nữa. Nhưng có lẽ vì quá kiệt sức, do vết thương rất nặng, mất nhiều máu, Hanh đã trút hơi thở cuối cùng trên lưng tôi mà không lời từ biệt", anh Nguyễn Minh Sơn, nguyên chiến sĩ Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 cố dằn lại tiếng khóc của một người đàn ông từng trải khi kể về đồng đội trong trận chiến khốc liệt ở Vị Xuyên, Hà Giang.
  • Đó là những gì thể hiện chính xác nhất vào lúc này khi nói về lá đơn xin tái ngũ của sinh viên Nguyễn Chiều – Đại học Tổng hợp Hà Nội – cách đây 40 năm. Giờ đã nghỉ hưu, nhưng những ký ức về những ngày tháng cam go, nhưng đầy oai hùng trong khí thế hừng hừng chiến đấu của dân tộc, trong tâm cựu sinh viên này vẫn thổn thức.
  • Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã trôi qua 40 năm, nhưng Trung tướng Đặng Quân Thụy luôn cảm thấy chính mình cùng cả dân tộc chúng ta đang còn mang một món nợ vô cùng lớn trước vong linh những người đã ngã xuống vì công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc. 
  • Tháng 2.1979, khi quân xâm lược Trung Quốc tràn đến, hai chị em Lê Thị Bẩy (9 tuổi), Lê Thị Bay (7 tuổi) xóm 3, xã Hưng Đạo, TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng theo cha mẹ chạy giặc nhưng bị lạc. Hai đứa trẻ đó đã phải sống qua bao ngày đói khổ, côi cút và sợ hãi trong rừng.
  • Tháng 2.1979, sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh luôn trong tình trạng bị cắt liên lạc, an ninh bao vây, cán bộ đi đâu cũng bị theo dõi.
  • “Tôi không ngờ mình lại có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những cựu binh Trung Quốc, những người từng đối đầu với mình trên mặt trận cách đây 40 năm (tháng 2.1979). Đây là cuộc gặp đầy bất ngờ và hết sức thú vị”, cựu chiến binh Hồ Tuấn chia sẻ với PV Dân Việt.
  • "Từ năm 1979 đến nay không một lần được gọi một tiếng Mẹ ơi mà lòng thấy tội nghiệp lắm", chị Nông Thị Kim Chung (người nhà nạn nhân vụ thảm sát Tổng Chúp - Cao Bằng) ôm mặt khóc nức nở khi nói về mẹ. Không riêng chị Chung, trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, rất nhiều người mẹ đã mất con, vợ mất chồng, con mất cha và trong tận cùng những nỗi đau ấy, họ đều ước vọng chiến tranh chưa từng xảy ra.
  • 40 năm trước, Việt Nam đã mở cuộc chiến tranh chớp nhoáng chấm dứt nạn diệt chủng của Khmer Đỏ ở Campuchia, buộc lực lượng này phải rút vào rừng chiến tranh du kích.
  • Nhà báo Trần Mai Hưởng (nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam - TTXVN) là phóng viên chiến trường của TTXVN tại mặt trận Campuchia từ cuối năm 1978 đến cuối năm 1980. Trong chiến dịch giải phóng Phnom Penh, ông là Tổ trưởng Tổ phóng viên TTXVN đi cùng các chiến sĩ tình nguyện Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long, và có mặt ở thủ đô Phnom Penh đúng ngày 7.1.1979.
  • Trong cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1971, khoảng 3.000 binh sĩ và 55 xe tăng của Pakistan chuốc thất bại thảm hại khi đối đầu với lực lượng chỉ gồm 100 binh sĩ Ấn Độ.