Chính sách dân tộc
-
Từ ngày 18/4 đến ngày 22/4/2022, Vụ Tuyên truyền ( Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ) đã thực hiện điều tra, khảo sát công tác tuyên truyền chính sách dân tộc tại tỉnh Kon Tum.
-
Chiều nay (ngày 14/7), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị.
-
Là huyện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai có hơn 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, những năm qua, Quỳnh Nhai đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, dự án giảm nghèo; từ các hợp phần hỗ trợ của các chính sách, người dân có cơ hội tiếp cận với các loại cây trồng, vật nuôi năng suất cao, từ đó tạo lực cho người dân thoát nghèo.
-
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện còn 1.957 xã và 20.176 thôn đặc biệt khó khăn, đáng nói đây là khu vực còn tồn tại 5 "nhất" so với cả nước: Vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất.
-
Thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày 1/11, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn khi đề án chưa đưa ra được tổng số vốn để thực hiện; tính khả thi của Đề án sẽ ra sao nếu chưa xác định được kinh phí thực hiện; trách nhiệm khi không thực thi thành công sẽ thuộc về ai?
-
"Kiên quyết thu hồi đất của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, các dự án chuyển đổi sai mục đích. Nhiều đơn vị "ôm" diện tích đất lớn chờ thời sang nhượng, trong khi nhiều hộ đồng bào thiếu đất là rất phản cảm, bất hợp lý", đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nhấn mạnh khi thảo luận về Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
-
Dành sự quan tâm đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội với vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi, tại các phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế- xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng có quá nhiều chính sách dân tộc miền núi nhưng dàn trải, phân tán nguồn lực và không hiệu quả. Vì vậy cần phải tích hợp các chính sách để tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả.
-
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Đỗ Văn Chiến cho rằng cần tích hợp các chính sách vùng DTTS để thành chương trình mục tiêu Quốc gia. Chương trình này sẽ tập trung đầu tư nguồn lực, có mục tiêu rõ ràng, được giám sát chặt chẽ, với tiêu chí đánh giá cụ thể để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện nay tại vùng DTTS.
-
Nơi nào có đông đồng bào DTTS nơi đó đặc biệt khó khăn như vùng biên giới, hải đảo... Đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc miền núi cần phải thiết thực, hiệu quả. Chứ không thể “ngứa ở đầu, lại đi gãi ở chân” được.
-
Độc giả Hoàng Văn Nghĩa (xã Thuận Hà, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) hỏi: Tôi được biết UBDT vừa ban hành quyết định điều chỉnh các thôn ĐBKK và xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi. Vậy mục đích của việc điều chỉnh lần này là gì, căn cứ nào để điều chỉnh và quyết định sẽ có hiệu lực khi nào?