Bộ tộc bản xứ Dani, nằm ở làng Wogi ở Wamena - vùng khu cao nguyên xa xôi phía tây Papua, dùng khói để ướp xác những tổ tiên của mình. Kỹ thuật này giúp các xác ướp dù trải qua hàng trăm năm vẫn giữ được cơ thể nguyên vẹn hoàn hảo.
Trong ảnh là tộc trưởng Eli Mabel đang bê hài cốt của Agat Mamete Mabel ở làng Wogi, ở Wamena, Tây Papua, một hòn đảo thuộc trung tâm Papua New Guinea. Việc ướp xác bằng khói ngày nay không còn nữa, nhưng bộ tộc Dani vẫn duy trì kỹ thuật này với một số xác ướp như một biểu tượng của sự tôn trọng cao nhất mà họ dành cho tổ tiên mình. Kỹ thuật này giúp xác dù đã trải qua hàng trăm năm vẫn không bị hư hại.
Người dân thung lũng Baliem là các bộ tộc Dani, Lani và Yali, đã được một nhà động vật học người Mỹ Richard Archbold tình cờ phát hiện vào năm 1938, khi ông đang trong một chuyến thám hiểm động vật ở New Guinea. Trong bộ tộc Dani, những người đàn ông thường sơn mặt và mặc trang phục bộ lạc đặc biệt, gồm lông, xương động vật, và đeo vỏ bọc dương vật có tên là “Koteka”.
Trong khi đó, những người phụ nữ mặc váy dệt từ sợi phong lan, choàng từ đầu xuống, có tên là “noken”.
Hàng năm vào tháng Tám, bộ tộc Dani lại tổ chức trận giả với các bộ tộc láng giềng - những người Lani và Yali - để kỷ niệm ngày ra đời của tỉnh Papua cũng như để phát huy những truyền thống cổ xưa.
Lễ hội là sự biểu trưng cho tinh thần và quyền lực đã tồn tại trong các bộ tộc.
Người đàn ông này đang tham gia vào các buổi biểu diễn với một cây giáo và dao găm làm từ xương động vật.
Một vài năm gần đây, bộ tộc Dani thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến xem họ biểu diễn trận giả trong những trang phục truyền thống.
Những người đàn ông này đã sẵn sàng cho trận chiến giả với cung tên và nỏ truyền thống.
Việc lưu giữ truyền thống và phong tục là nền tảng sống của các bộ lạc nơi đây.
Xem thêm: Bộ tộc phụ nữ để ngực trần, bện tóc với đất sét ở châu Phi
T.N (Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.