Với mức giá trên 2 tỷ đồng, chú bồ câu Jayabaya đã trở thành chú chim đắt giá nhất trong lịch sử Indonesia (Ảnh: ABC)
Chú chim bồ câu này có tên là Jayabaya, và hiện đang được sở hữu bởi anh Robby Eka Wijaya, đến từ thị trấn Cilodong phía Tây đảo Java, Indonesia, để tham gia vào một cuộc đua bồ câu mới nổi lên ở trong nước.
Anh Wijaya mua lại Jayabaya từ một người đồng nghiệp của mình, sau khi theo dõi chú chim này tham gia vào nhiều cuộc đua khác nhau. Wijaya cho biết trên kênh ABC rằng anh đã đưa ra một lời hỏi mua mà người chủ cũ của nó khó có thể chối từ, vì anh nhận thấy ở Jayabaya có “rất nhiều điểm đặc biệt”, bao gồm một sự quyết đoán và một “trạng thái ổn định” hiếm thấy.
“Một cuộc đua bồ câu thường kéo dài hơn 2 ngày và trải qua 9 vòng. Đôi khi có nhiều con chỉ có thể trụ được đến vòng thứ 4, nhưng riêng chú chim này bao giờ cũng lọt vào top 20 ở mọi cuộc đua của mình,” anh cho biết.
Cũng theo Wijaya, chú chim này đã từng thi đấu với hàng nghìn đối thủ khác nhau trên khắp mọi miền Indonesia vào năm ngoái, và đã đạt được điểm số cao nhất trong một cuộc thi quốc tế.
Đua bồ câu từ lâu đã được coi như một môn thể thao truyền thống tại Indonesia. Vốn chỉ phổ biến ở đảo Java, nhưng bộ môn này đã nhanh chóng trở nên ăn khách trên toàn lãnh thổ nước này sau sự ra đời của Tổ chức bồ câu Indonesia.
Anh Robby Eka Wijaya (phải) với bảng giá kỷ lục cho chú chim mà mình vừa sở hữu (Ảnh: ABC)
Thể thức thi đấu của nó cũng rất đa dạng, bao gồm đua tốc độ, bay tự do, hay thậm chí có cả thi đấu trên bàn, một dạng thể thức mà những con chim bồ câu phải đậu trên đúng bàn của mình ở một thời điểm nhất định sau khi bay.
Để có thể dụ Jayabaya bay về sau mỗi cuộc đua, người chủ của nó thường mang theo “bạn tình”, tức là một con bồ câu cái được xếp ở chung lồng và có cùng chung đặc tính với nó. Điều này, theo anh Wijaya mô tả, là một cách thức được áp dụng rất thường xuyên.
“Từ những gì tôi quan sát được trong vòng 10 năm qua, chỉ có 2 hoặc 3 con bồ câu có những đặc tính giống như nó,” Wijaya cho biết, đồng thời cũng không ngại thừa nhận nhiều người bạn của anh đã nghĩ anh bị thần kinh, khi đưa ra một mức giá kỷ lục chỉ để rinh bằng được một chú bồ câu về nhà.
Sự phổ biến của bộ môn đua bồ câu tại Indonesia có được một phần do tỷ suất lợi nhuận lớn mà nó mang lại. Một con bồ câu trung bình chỉ được bán với giá 20.000 rupiah (tương đương hơn 46.500 đồng), nhưng một cuộc đua bồ câu thường có số tiền thưởng lên tới 174 triệu hay 232 triệu đồng, thậm chí có giá trị tương đương một chiếc ô tô.
Bên cạnh đó, chi phí tham gia một cuộc đua bồ câu cũng tương đối rẻ, chỉ từ khoảng 302.000 đến 372.000 đồng, theo thống kê từ Tổ chức Những người hâm mộ bồ câu cấp cao của Indonesia (PMTI).
Tuy nhiên, một ghi nhận từ báo Kompas của Indonesia cho biết số người tham gia trung bình của các cuộc đua bồ câu thường lên tới 1.500 hoặc có khi tới 2.500 người, nên việc lọt vào top 20 sau mỗi cuộc đua có thể coi như một kỳ tích.
Anh Wijaya cho biết sẽ rất dễ để kiếm lời từ Jayabaya, khi chú chim này ước tính chỉ mới có 2 hoặc 3 tuổi.
“Từng có người sẵn sàng trả 100 triệu rupiah (tương đương 237 triệu đồng) cho cặp trứng bồ câu từ nó, nhưng tôi sẽ không bán,” anh khẳng định.
Kỷ lục về con chim bồ câu đắt giá nhất thể giới ở thời điểm hiện tại thuộc về chú chim được một người Trung Quốc mua lại với giá 1,252 triệu Euro (tương đương 32 tỷ 620 triệu đồng), tại một phiên đấu giá của một người nuôi bồ câu ở Bỉ.
Chú bồ câu này, được đặt lên là Armando, được miêu tả như một Lewis Hamilton của làng đua bồ câu khi đã đạt được vô số kỷ lục, trong đó có chức vô địch giải đua đường trường 1 ngày diễn ra tại Bỉ.
Một bé trai ở Mỹ vừa câu được con cá đầu tiên của mình, nhưng điều đặc biệt là, không chỉ có cá.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.