Chồn hương

  • Đến tham quan khu nuôi chồn hương của gia đình ông Nguyễn Văn Tạo, ấp 6 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì giữa nơi đất chật, người đông mà ông lại xây dựng được mô hình nuôi chồn hương khép kín, tạo nguồn thu nhập cao và ổn định.
  • Từ nuôi để làm kiểng, đoàn viên trẻ Phan Lê Thúy Vi (ấp Hưng Quới, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã mạnh dạn mở rộng mô hình nuôi chồn hương để cung cấp cho thị trường, góp phần tăng thu nhập gia đình.
  • Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn các huyện Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu,....của tỉnh Phú Yên dấy lên phong trào nuôi cầy vòi hương, hay còn gọi là chồn hương. Như gia đình anh Nguyễn Thanh Hải ở thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ 2, thị xã sông Cầu nuôi chồn hương, bán mỗi con giống giá 2 triệu đồng.
  • Sau gần một năm nuôi chồn mướp (còn gọi là chồn hồn hương, cầy vòi hương), hộ anh Nguyễn Út Lăng, sinh năm 1989, hội viên nông dân ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân (Cà Mau) có thu nhập khá ổn định. Đây là mô hình đầu tiên nuôi chồn hương mang lại hiệu quả ở huyện Phú Tân.
  • Mạnh dạn đầu tư nuôi loài vật nuôi mới, lạ như chồn hương-đó là cách làm giàu của anh Đoàn Văn Nghiên, xóm 6, xã Vũ Lạc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Nhờ "đánh liều" đầu tư nuôi chồn hương mà gia đình anh Nghiên có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
  • Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được nhiều nông hộ ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Với lợi thế phù hợp môi trường nuôi nhốt, chi phí nuôi thấp, giá bán cao, nuôi chồn hương là hướng đi mới, tiềm năng đang được 10 thành viên của Hợp tác xã động vật hoang dã Tư Khánh, TP Cần Thơ, khai thác.
  • Anh Phạm Thanh Long, hội viên nông dân phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bắt đầu nuôi chồn hương từ cuối năm 2012 với 6 con giống (gồm 4 con cái và 2 con đực). Sau nhiều lần thất bại, anh đúc kết được kinh nghiệm nuôi chồn hương, từ đó phát triển đàn lớn về số lượng và chất lượng. Chồn hương có đặc tính dễ nuôi, dễ chăm sóc, có thể ăn tất cả các loại thức ăn, kể cả thực vật, động vật.
  • Nhờ nuôi chồn hương-loài thú có đôi mắt đỏ như hạt lựu mà gia đình ông Trần Văn Long, 51 tuổi, ở ấp Phước Chí A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long của của ăn của để. Giá bán chồn thương phẩm hiện nay từ 1,5-1,7 triệu đồng/con.
  • Chồn hương là loài động vật hoang dã nhưng cũng thích hợp để nuôi chuồng tại nhà. Bà Nguyễn Thị Cậy, 62 tuổi, ngụ ở Khu vực 1, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ được xem là một trong những người đầu tiên ở miền Tây nuôi thành công giống chồn hương từ hoang dã.
  • Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi), đang làm việc tại Văn phòng Huyện ủy Minh Long (Quảng Ngãi) vốn học chuyên ngành công nghệ thông tin, nhưng lại rất yêu thiên nhiên và các loài động vật, nên Tuấn đã đầu tư trang trại nuôi chồn trong vườn nhà.