Tin dữ đột ngột ập tới khiến tôi khủng hoảng một thời gian dài. Đến khi tạm lấy lại thăng bằng trong mọi chuyện, thấy chặng đường dài phía trước bản thân cần lắm bên mình một chỗ dựa tinh thần nên tôi chấp nhận lời tỏ tình từ anh.
Từ khi nhận lời yêu anh, tôi không làm công ty nữa mà nghỉ ở nhà bán tạp hóa. Cửa hàng gia đình có mặt tiền rộng lớn ở quốc lộ nên khá thuận lợi cho việc kinh doanh. Khỏi phải nói anh vui mừng thế nào khi tình cảm của mình được đáp lại. Mẹ tôi cũng muốn con gái yên bề gia thất nên ra sức tác thành cho chúng tôi. Ngày anh dẫn tôi về quê anh ra mắt, ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa đồng không mông quạnh, đường vào nhà ngoằn ngoèo, bé xíu, lầy lội khiến tôi có đôi chút nản lòng. Nhưng nghĩ chỉ cần hai bên đến với nhau bằng sự chân thành là đủ, tôi gạt suy nghĩ thực dụng đó sang một bên, hăng hái vào nhà anh, làm gà, nấu cơm, cởi mở với bố mẹ anh như một thành viên gia đình thực thụ.
Lúc mẹ con tôi cần nhất, anh đi không một lời từ biệt. Ảnh minh họa
Đợi ba tôi mãn tang, đám cưới của chúng tôi được diễn ra ấm cúng. Những ngày đầu hạnh phúc của vợ chồng son diễn ra chưa bao lâu thì tôi bị tai nạn giao thông trong một lần đi lấy hàng. Tính mạng được bảo toàn, tuy nhiên tôi phải ngồi xe lăn và bác sĩ nói nguy cơ tôi bị liệt rất cao.
Từ khi nhận hung tin, thái độ đối xử của anh đối với tôi khác hẳn. Anh hay quát mắng, cau có trước những cử chỉ vụng về trong cuộc sống của tôi, chỉ vì tôi phải ngồi xe lăn và mọi sinh hoạt không dễ dàng như người bình thường khác. Rồi tôi có bầu trong tâm trạng ngỡ ngàng của cả hai. Trước đó, tôi tính điều trị chân cho khỏi hẳn rồi mới tính đường con cái. Nhưng con đến là lộc trời cho, tôi không bỏ con như lời khuyên nhủ của anh mà bằng mọi giá giữ bé lại bằng được.
Khi thai kỳ đến tháng thứ ba, bác sĩ siêu âm nói là bé gái, anh bực bội chở tôi từ phòng khám về nhà, rồi ngồi thừ ra kêu chán. Sức khỏe hạn chế, tôi phải sang tên cửa hàng tạp hóa lại cho người khác vì không thể cáng đáng nổi. Kinh tế gia đình càng thêm hạn hẹp.
Tết năm đó, vì vẫn phải đi lại bằng xe lăn và chống nạng nên tôi không thể về thăm bố mẹ anh, làm tròn bổn phận dâu con. Tuy nhiên, trước khi anh về nhà nội, tôi vẫn đóng quà cáp cho bố mẹ chồng, anh chị chồng, phong bao lì xì các cháu, mọi sự chu toàn cả. Chỉ có điều, anh không một lời hỏi thăm hay có chút quà mừng cho mẹ tôi. Anh chỉ nghĩ một chiều, những gì tôi làm cho bên nội là bổn phận dâu con, phía anh không cần gì lăn tăn phải lo đền đáp lại.
Mẹ tôi rất buồn, nhưng nghĩ vì hạnh phúc con gái nên ráng cho qua. Đêm giao thừa, mẹ tôi bị ngộ độc thực phẩm phải vào bệnh viện cấp cứu. Một mình tôi lo dưỡng thai, vừa phải chống nạng vào bệnh viên chăm mẹ nên đã quên khuấy việc gọi điện chúc mừng năm mới. Vậy là mùng hai tết, anh quay trở về nhà tôi với gương mặt nặng như đưa đám.
Tôi gặng hỏi cơ sự, anh nói cách cư xử của tôi làm bố mẹ anh quá thất vọng. Năm đầu tiên làm dâu con nhà họ, thôi thì vì lý do sức khỏe, tôi đã không về làm tròn bổn phận được, họ đã nhắm mắt cho qua. Ấy vậy mà một cú gọi điện, chúc sức khỏe bố mẹ chồng trước thềm năm mới cũng không.
Tôi đã thanh minh hoàn cảnh để anh hiểu và thông cảm, những mong anh nói lại với các cụ bên nhà để sự việc lắng xuống. Thế nhưng anh lắc đầu, nói mọi việc đã quá tệ. Anh muốn ra khỏi nhà tôi một thời gian sau đó sẽ quay về đưa ra quyết định cuối cùng.
Một mình tôi ở lại với bụng bầu ngày một lớn. Nhiều lần bác sĩ khuyên phải thật sự cân nhắc, vì trong thời gian tôi chữa trị chân, có thể phải dùng đến kháng sinh liều cao, ảnh hưởng rất lớn đến em bé trong bụng. Nhưng tôi đã kiên quyết đánh cược số phận mình, bằng mọi giá giữ con lại.
Ngày tôi vượt cạn, hai mẹ con dìu nhau vào bệnh viện, tôi cúi gằm mặt xuống, không phải hèn nhát hay xấu hổ gì, chỉ vì không muốn nhận được cái nhìn thương hại của những người có mặt tại bệnh viện. Trời chẳng phụ người, bé gái sinh ra lành lặn, khỏe mạnh, bụ bẫm trong niềm vui và chúc mừng của những người thân quen.
Ba người phụ nữ sau đó gắng gượng động viên, dìu nhau đi qua những tháng ngày cơ cực. Khi con gái chúng tôi tròn một tuổi thì anh đột ngột trở về, cầu xin tha thứ. Anh nói những ngày tháng qua anh đã rất nhớ vợ con, nhưng vì điều kiện không cho phép nên không thu xếp về thăm được. Tôi cười nửa miệng. Luận điệu của kẻ bạc bẽo đều giống nhau. Hoàn cảnh khó khăn chỉ là cái cớ để anh thoái thác trách nhiệm với mẹ con tôi. Nếu lòng anh ta muốn thì có trăm ngàn cách liên lạc về, nhất là thời buổi bùng nổ thông tin và mọi phương tiện liên lạc thông dụng như bây giờ.
Tôi vừa buồn, vừa coi thường người chồng, người cha như anh. Ảnh minh họa
Anh lấy hình con gái tròn một tuổi đăng làm hình đại diện Facebook, rồi viết status "bố chăm con thật nhiều vất vả". Bạn bè anh không nắm rõ cơ sự, vào comment khen ngợi anh chăm con tốt, suy nghĩ chín chắn từng trải. Con gái càng lớn càng giống bố, thật chẳng phụ công anh...
Tôi đã quá ghê sợ con người đạo đức giả, sống hai mặt như anh. Tôi không nhẫn tâm ngăn cản anh được gặp con, vì dù sao đó cũng chính là giọt máu của anh. Con gái tôi cũng cần biết mặt ba, có quyền lợi như mọi em bé sinh ra trên đời. Chỉ có điều, giờ anh quay về, cầu xin nối lại tình xưa, thì tôi lại là người lạnh lùng từ chối.
Sống bên cạnh một người đàn ông bạc bẽo như anh, tôi không hề muốn. Chừng ấy thời gian khốn khó, tôi mong anh bên cạnh biết bao nhiêu. Nhưng khi đã đủ dũng cảm vượt qua một mình, giờ tôi tin mình có thể tự thân đứng vững, chỉ cần có con bên mình là đủ.
Tôi nuốt ngược nước mắt vào trong khi không thể thỏa mãn vợ trong "chuyện ấy".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.