Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cục trưởng phải trực điện thoại suốt ngày đêm
Sau 25 ngày Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận tin báo về tham nhũng, tiêu cực, đã có 329 cuộc điện thoại báo đến. Các nguồn tin ở 27 địa phương và 12 bộ ngành phản ánh sai phạm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng.
Ông Phạm Trọng Đạt - người phải trực 2 số điện thoại đường dây nóng nhận tin báo tham nhũng, tiêu cực cả ngày lẫn đêm. Ảnh: L.K
Theo Cục trưởng Phạm Trọng Đạt, trong số 329 nguồn tin, có 40 nguồn tin (chiếm 15%) phản ánh có cơ sở về dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực thuộc chức năng của Cục Phòng, chống tham nhũng (TTCP). "Hiện chúng tôi đang điều tra từ 6 nguồn tin. Nếu là sự thật, chúng tôi sẽ đề xuất với Tổng TTCP để tiến hành thanh tra" - Cục trưởng Đạt thông tin.
Cục trưởng Đạt khẳng định, tới đây TTCP phủ tiếp tục duy trì đường dây nóng để nhận tin báo về tham nhũng, tiêu cực. "Tôi thấy việc này rất hiệu quả. Đồng chí Tổng Bí thư kiêm Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng mong muốn càng làm nhiều càng tốt, càng thu được nhiều nguồn tin của dân càng tốt. Vấn đề là xử lý thế nào, làm sao chống được áp tải, áp lực. Tới đây chúng tôi sẽ tham mưu cho Tổng TTCP để xây dựng bộ phận chuyên môn tiếp nguồn tin như Bộ Công an có bộ phân chuyên tiếp nhận và xử lý nguồn tin về tố giác tội phạm. Bây giờ, tôi phải trực điện thoại đường dây nóng suốt ngày suốt đêm, nhưng tôi thấy hoàn toàn thoải mái" - Cục trưởng Phạm Trọng Đạt chia sẻ.
Kê khai tài sản: Không phản ánh đúng thực tế
Theo báo cáo, năm 2015, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, qua thanh tra đã phát hiện 415 vụ, 705 người có dấu hiệu tham nhũng với số tiền 786 tỷ đồng, 10ha đất; kiến nghị thu hồi 756 tỷ đồng, 6,3 ha đất, kiến nghị xử lý hành chính 26 tập thể, 632 cá nhân, xử lý trách nhiệm 168 người đứng đầu, chuyển cơ quan điều tra 167 vụ, 273 đối tượng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên NTNN về đề xuất của TTCP giúp cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả cao hơn, ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng TTCP nhấn mạnh: Để có được giải pháp hiệu quả, cần phải thông qua việc tổng kết Luật Phòng, chống tham nhũng. "Hiện luật đang được tổng kết. Có thể nói chưa có luật nào mà Chính phủ tổ chức một Ban chỉ đạo tổng kết như vậy và thực hiện ở tất cả các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt việc tổng kết sẽ đi sâu vào các chuyên đề như nội dung về thu hồi tài sản thế nào để hiệu quả" - ông Ngô Văn Khánh khẳng định.
Trả lời câu hỏi của báo chí về Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được triển khai thế nào, ông Phạm Trọng Đạt cho biết: Chúng tôi đang làm!
Ông Đạt nêu quan điểm, tới đây sửa Luật Phòng, chống tham nhũng thì đối tượng kê khai tài sản phải gọn lại chứ vẫn phải quản lý hơn 1 triệu người kê khai như hiện nay thì rất khó quản lý. Vì thế, người dân nói hình thức là đúng.
"Đã kê khai thì phải công khai. Muốn công khai thì phải có sự xác minh, thẩm định tính chính xác. Đây là vấn đề phải đưa vào luật mới giải quyết được. Cả một năm trời mới phát hiện được vài trường hợp kê khai tài sản không trung thực. Còn thực tế có đúng không, tôi xin nói là không đúng" - ông Phạm Trọng Đạt thẳng thắn nêu quan điểm.
Theo ông Đạt, công khai có hai hình thức, một là công khai ở cơ quan đơn vị người đó công tác, công khai trong cuộc họp của cơ quan. "Vừa rồi T.Ư có đề nghị công khai ở nơi cư trú, chúng tôi đang kiến nghị xin tiếp tục nghiên cứu, bởi công khai nơi cư trú thì công khai thế nào, nếu không cẩn thận kẻ xấu lợi dụng cái đó làm phức tạp tình hình ra mà không quản lý được.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.