Bi kịch của người trồng lúa
-
Nhiều năm nay Việt Nam luôn là nước đứng trong tốp đầu các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, điều đáng buồn ở chỗ, tuy là “người khổng lồ” trong xuất khẩu gạo, nhưng nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Làm sao để người sản xuất ra hạt gạo được nhận thành quả tương xứng; tổ chức lại sản xuất lúa gạo sao cho hiệu quả là vấn đề đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết...
-
Lời lãi từ trồng lúa ngày càng thấp, đa phần nhà nông chỉ hòa vốn hoặc lỗ, trong khi thời tiết biến đổi ngày càng khắc nghiệt, thu nhập từ các nghề khác cao hơn khiến nhiều người không còn thiết tha với nghề trồng lúa. Tại đồng bằng sông Hồng - vựa lúa điển hình ở phía Bắc, tỷ lệ nông dân bỏ ruộng hoang hoặc cho người khác thuê lại ngày càng nhiều.
-
LTS: Việt Nam đang duy trì diện tích sản xuất lúa khoảng 3,8-3,9 triệu ha với diện tích canh tác hàng năm là 7,2-7,3 triệu ha, đạt sản lượng tới 45 triệu tấn thóc (lúa), mỗi năm xuất khẩu khoảng 6-8 triệu tấn gạo – là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, có một bức tranh khác đằng sau những con số ấn tượng ấy, đó là đời sống của hầu hết người trồng lúa vẫn hết sức khó khăn, thu nhập của nghề này thấp nhất so với các nghề khác. Vì sao lại như vậy, có giải pháp nào để nâng cao thu nhập cho những người trồng lúa, giúp họ yên tâm giữ nghề?
Chủ đề nóng