Chống bơm chích tạp chất vào tôm
-
Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu, năm 2017 đã phát hiện hơn 9 tấn tôm nguyên liệu có chứa tạp chất. Sở này cũng kiến nghị UBND tỉnh xem xét trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện khi để xảy ra tình trạng bơm tạp chất trên địa bàn phụ trách đúng theo tinh thần cam kết với chủ tịch UBND tỉnh.
-
Tình trạng bơm tạp chất vào tôm đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, dù cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý, nhưng phải thừa nhận rằng, chưa giải quyết được triệt để vấn nạn này.
-
Tình trạng bơm chích tạp chất trên con tôm ở ĐBSCL đang “nóng” hơn bao giờ hết. Trước vấn nạn trên, để kiểm soát, ngăn chặn kiểu làm ăn gian dối này nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL đã cùng nhau ký kết quyết tâm ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
-
Báo NTNN đã phản ánh về tình trạng sản xuất kinh doanh nông sản gian lận, mất an toàn vệ sinh gây ảnh hưởng tới nông dân và các cơ sở làm ăn chân chính. Làm gì để ngăn chặn tình trạng nguy hại này, bảo vệ nền sản xuất và sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng? Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lại Xuân Môn lên tiếng về vấn đề này.
-
Tốt nghiệp ĐH Thủy sản Nha Trang năm 2009, anh Dương Đình Nam đã có kinh nghiệm 7 năm trong việc nuôi tôm và làm “lái tôm” ở Cà Mau. Dân Việt xin được chia sẻ bài viết của anh Nam về bí quyết giúp các bà nội trợ chọn được những con tôm thực sự sạch cho mâm cơm gia đình
-
Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều cơ sở, doanh nghiệp, thương lái ở các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lén lút bơm, chích tạp chất vào tôm lúc bán hoặc chế biến. Tình trạng này đã xảy ra trong thời gian dài nhưng vẫn không được xử lý triệt để, khiến vựa tôm miền Tây gánh chịu thiệt hại không nhỏ.
-
Theo Bộ NNPTNT, trong năm 2018, Bộ sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để triệt nạn bơm tạp chất vào tôm.
-
Ông Lê Văn Quang (ảnh) - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, Nút thắt lớn nhất của thủy sản Việt Nam cũng như ngành tôm là kháng sinh. Nút thắt lớn thứ hai là vi sinh. Vi sinh là do nguyên nhân bơm chích tạp chất gây ra. Chỉ khi gỡ được 2 nút thắt rất lớn này may ra ngành tôm Việt Nam mới bứt phá được thực sự, còn không thì rất khó.
-
Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm 62,1%, tôm sú chiếm gần 29,5%, tôm biển khác chiếm 8,3%. Tuy nhiên, một vấn đề lớn hiện nay là chúng ta cần làm “trong sạch” ngành tôm ngay từ trong nước bằng các “chiến dịch” chống bơm tạp chất vào tôm.
-
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Việt – Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt về công tác thanh kiểm tra trong ngành nông nghiệp năm 2018.
-
Thanh tra Bộ NNPTNT cho biết như trên tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an và Bộ NNPTNT tổ chức chiều nay (14.12) tại Hà Nội.
-
Những năm gần đây, mặc dù ngành chức năng các tỉnh đã rất quyết liệt trong thanh kiểm tra, “tuyên chiến” với hành vi bơm tạp chất vào tôm. Tuy nhiên tình trạng ở các tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Đây là hành vi gian lận thương mại, gây tác động xấu đến hình ảnh con tôm Việt. Vậy cụ thể đối với hành vi bơm tạp chất vào tôm sẽ bị xử phạt như thế nào?
-
Để tăng trọng lượng cho tôm, nhiều gian thương đã bơm nước, bơm tạp chất, bơm glixerin... vào tôm nhằm thu lợi bất chính. Nếu chỉ nhận biết qua màu sắc thì người tiêu dùng gần như sẽ rất khó để có thể phân biệt được tôm bị "tiêm hóa chất" và tôm sạch.
Chủ đề nóng