Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
-
Là một trong những trung tâm điều dưỡng thương binh nặng lớn nhất cả nước, Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) hiện đang điều dưỡng cho gần 100 thương binh. Nơi đây không chỉ là nơi điều trị, dưỡng bệnh mà còn chính là ngôi nhà - mái ấm thứ hai của các thương binh.
-
“Thế hệ chúng con nguyện cống hiến hiết mình, xây dựng đất nước phát triển để xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ và thương binh”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói như vậy khi tới thăm các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng huyện Củ Chi, TP.HCM.
-
Thương cảnh bà con đi lại vất vả, vận chuyển lúa thóc khó khăn, sau hiến đất, người thương binh 4/4 dùng tiền tích ky cóp làm đường bê tông cho bà con đi lại.
-
Trong cuộc chiến Vị Xuyên, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên cường chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Những tấm gương đó đã khích lệ tinh thần lớp lớp chiến sĩ quyết giữ chốt, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công kinh hoàng của địch.
-
Cùng với cả nước kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27.7) , sáng ngày 25.7, Hội Nông dân TP.HCM đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật các điển hình thương binh là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn.
-
Là người duy nhất sống sót sau vụ trực thăng quân sự rơi ở Hòa Lạc năm 2014, Thượng úy Đinh Văn Dương, bằng ý chí nghị lực của một người lính, vẫn không ngừng vượt qua bao khó khăn để hòa nhập với cuộc sống đời thường. Anh luôn tâm nguyện sống sao cho thật ý nghĩa vì gia đình. Và vì cả 20 đồng đội đã không trở về sau chuyến bay định mệnh ngày ấy.
-
“Tôi đi và gặp rất nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh nghèo khó. Mình và nhiều người khác được như ngày hôm nay cũng là nhờ máu xương của anh em đồng đội. Thời bình để gia cảnh anh em nghèo túng, tự nhiên thấy lương tâm mình rất cắn rứt”, Đại tướng Trà tâm sự.
-
Cuộc chiến Vị Xuyên (Hà Giang) kéo dài nhiều năm, với những tháng ngày chiến đấu giằng co, vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Những người lính kể lại, có khi chỉ vì đi lấy can nước mà phải đổi cả tính mạng.
-
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trên mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1984-1989) có thể còn nhiều người chưa biết tới, nhưng với người lính Vị Xuyên, những vết thương đã theo họ suốt cuộc đời. Chiến tranh đã đi qua gần 30 năm, những người lính Vị Xuyên vẫn lặng lẽ tưởng nhớ nhau. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947-27.7.2017), Dân Việt trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi loạt bài "Vị Xuyên những ngày rát lửa".
-
“Năm 1976, trong lần chơi bóng chuyền tôi bị bóng đập vào đầu đau quá gục xuống. Sau đó suốt cả tháng tôi cứ cúi gục đầu vì đau. Các bác sĩ quân y khám nói tôi từng bị thương nặng ở đầu, tôi nói không hề có. Mãi sau đó nhờ máy móc hiện đại chụp chiếu, tôi mới biết có mảnh đạn nằm ở phần đỉnh đầu”, Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - chia sẻ cùng Dân Việt trong những ngày cả nước đang hướng về dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2017).
-
Ngày 12.7.1984, chỉ một trận đánh mà có tới 593 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 356 hy sinh, bị thương hơn 800 người. Ngày đó được coi là ngày giỗ trận mà những người may mắn sống sót không bao giờ quên. Hàng năm, họ cùng nhau tụ họp về Vị Xuyên (Hà Giang) để thắp nén nhang tưởng nhớ những người đồng đội, nhiều người trong số đó ngã xuống khi còn thanh xuân.
Chủ đề nóng