Đầu mùa giải, nữ tuyển thủ QG Nguyễn Thị Muôn (Hà Nội.TA I) từng xô đẩy trọng tài. Cuối mùa, đến lượt Than KSVN bỏ ra ngoài sân khoảng 20 phút để phản ứng trọng tài. Vậy ông có suy nghĩ gì?
- Phải khẳng định bóng đá nữ ở Việt Nam chỉ hơn phong trào một chút thôi, nhưng đằng sau đó có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía để duy trì giải đấu. Trong khu vực ĐNÁ, Thái Lan chỉ có 1 đội bóng đá nữ, còn Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines thì không còn nữa. Việc động viên để “chị em” duy trì niềm tin, sự đam mê theo nghiệp bóng đá nữ đến cùng không hề đơn giản.
|
Lãnh đạo đội TKSVN góp phần làm gián đoạn trận đấu với TP.HCM. |
Chúng tôi rất trân trọng công sức, nhiệt huyết của các nữ cầu thủ. Và cần có cái nhìn vị tha hơn trước những hành vi bột phát của họ trên sân. Bóng đá nam hay nữ cũng vậy thôi, chuyện phản ứng là không thể tránh khỏi, nhưng phản ứng ra sao thì lại là chuyện khác.
Việc bỏ ra ngoài sân phản ứng là sai rồi. Nhưng không thể căn cứ vào việc gián đoạn trận đấu tới 20 phút để xử thua cuộc được, mà trước hết phải thuyết phục họ quay lại thi đấu. Chắc chắn Than KSVN sẽ bị phạt, nhưng không có chuyện phạt đến mức không cho họ đá mùa sau đâu, bởi luật đã quy định hết rồi.
Rõ ràng công tác giáo dục đạo đức cho cầu thủ nữ đang gặp vấn đề, đi vào “vết xe đổ” của bóng đá nam?
- Cần phải nhìn nhận tính chất quyết liệt của các trận đấu là do các CLB đã đầu tư nhiều tâm huyết nhưng kết quả lại không như ý nên dễ “nóng đầu”. Các cầu thủ nữ ngoài đời, khi tập luyện thì hiền khô, vậy mà khi vào thi đấu thì lại có những phản ứng thái quá vì đâu? Cầu thủ trong sân đã như vậy, đáng ra BHL các đội bóng phải có những động thái giúp họ giảm nhiệt, thay vì hùa theo. Ở đây, có lỗi của BHL.
Đúng là các nữ cầu thủ dễ tự ái thật nên mới có chuyện Than KSVN vốn không còn động lực cố gắng vẫn thi đấu hết mình trước TP.HCM. Điều đó khác hẳn với những gì diễn ra ở đoạn cuối V.League trong nhiều năm gần đây...
Về chuyện Việt Thắng bỏ đội tuyển, tôi cảm thấy rất tiếc. Việt Thắng là một cầu thủ giỏi, có công lớn với bóng đá VN nhưng đã không vượt qua được chính mình. Tôi tin thời điểm này cậu ta đang phải suy nghĩ lại về quyết định vừa qua.
Ông Nguyễn Trọng Hỷ- Việc các đội bóng V.League thi đấu thiếu tích cực khi không còn động lực là tồn tại của bóng đá VN. Nhưng bảo VFF làm cách nào để hạn chế thì rất khó. VFF là ai? VFF là chính các CLB, trọng tài… những người đang tham gia hoạt động bóng đá.
BTC giải chỉ cố gắng làm hết sức, tạo mọi điều kiện giúp các đội bóng thi đấu tốt nhất thôi. Vấn đề là các CLB phải tự điều chỉnh “bộ máy”, nếu không, họ sẽ mất niềm tin từ người hâm mộ-thứ tài sản quý giá nhất. Tất cả phải cùng chung tay vào cuộc mới mong giải quyết “tận gốc” tiêu cực.
Các CLB và mỗi cầu thủ cần có tinh thần mạnh dạn đấu tranh trước những tiêu cực, trước hết để bảo vệ danh dự của chính mình, sau đó là giúp bóng đá VN phát triển.
Ví dụ như sau trận Thanh Hoá thua bẽ bàng 2-3 trước SLNA, báo chí, người hâm mộ đã lên tiếng khiến lãnh đạo đội bóng và HLV Lê Thụy Hải phải cùng nhau làm rõ những khúc mắc. BTC giải cũng đang tích cực vào cuộc để điều tra.
Xin cảm ơn ông!
Lê Đức (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.