Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Qua triển khai thực hiện Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM, giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Hóc Môn cho biết còn gặp nhiều khó khăn để đạt các tiêu chí.
Đối với tiêu chí 1.1 về quy hoạch, UBND huyện Hóc Môn nhận thấy việc lập quy hoạch xây dựng vùng huyện không mang tính bắt buộc và không cần thiết với thực trạng quản lý, định hướng phát triển tại huyện.
Do đó, UBND huyện đã kiến nghị UBND thành phố, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thống nhất không xem xét lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Hóc Môn để tránh xảy ra tình trạng chồng chéo quy hoạch, đảm bảo phù hợp định hướng của quy hoạch chung thành phố.
Đối với tiêu chí 6.2 về kinh tế, UBND huyện Hóc Môn nhận định, trong những năm gần đây, với sự tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bản huyện giảm.
Tình hình dịch bệnh, việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp không ổn định, khó tiêu thụ sản phẩm nên người dân không mạnh dạn trong việc đầu tư mở rộng trồng trọt và chăn nuôi.
Hiện nay, trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu trồng rau, nuôi bò, heo với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, phân bố rải rác không tập trung. Do đó nội dung chỉ tiêu 6.2 khó có thể thực hiện đạt chuẩn.
Về tiêu chí 8.6 trong lĩnh vực chất lượng môi trường sống, UBND huyện Hóc Môn đánh giá, hiện tại, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và công thương đều phải liên hệ Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố để được hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận. Điều này dẫn đến mất thời gian đi lại của người dân.
Ngoài ra, các hộ kinh doanh như các lò bún hiện nay không còn quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nên khó khăn trong việc kiểm tra, quản lý.
Tiêu chí 8.7 huyện Hóc Môn cũng gặp khó trong thực hiện, vì cán bộ phụ trách về an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và công thương còn kiêm nhiệm những công tác khác nên chưa tập trung thực hiện tốt công tác quản lý toàn diện về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Cán bộ chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng dụng cụ và kiểm tra, phát hiện nhanh chất cấm, chất hóa học nguy hại.
Về thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM, giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Hóc Môn cho biết cũng gặp những khó khăn nhất định. Điển hình như về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
UBND huyện Hóc Môn cho biết, một số sản phẩm đăng ký OCOP có chất lượng, đặc sắc tuy nhiên bị vướng quy định về tiêu chí “sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh” dẫn đến không đáp ứng điều kiện đăng ký hoặc chỉ đạt xếp hạng sao thấp.
UBND các xã, thị trấn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm có chất lượng để đăng ký sản phẩm OCOP, do đó sản phẩm đăng ký xét công nhận còn hạn chế. Hiện nay, còn thị trấn Hóc Môn chưa chọn được sản phẩm để đăng ký sản phẩm OCOP.
Về tiêu chí y tế, UBND huyện Hóc Môn đánh giá khó thực hiện hoàn thành tỷ lệ của các tiêu chí: 14.3 - Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) >90%; 14.4 - Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): >40%; 14.5 - Tỷ lệ dân số có số khám sức khỏe điện tử: >90%. Nguyên nhân là do hiện nay thành phố chưa tổ chức triển khai ứng dụng phần mềm quản lý sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.