Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất là ai?

Thứ bảy, ngày 07/11/2020 09:35 AM (GMT+7)
Ông là chúa chính thức đầu tiên của dòng họ Trịnh, cũng là người thao túng triều đình nhà Lê trung hưng suốt 53 năm đến tận lúc chết.
Bình luận 0
Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất là ai? - Ảnh 1.

Trịnh Tùng (1550-1623) là con trai thứ của Trịnh Kiểm - người mở đầu sự nghiệp kiểm soát quyền lực thời Lê trung hưng (thế kỷ 16-18) cho gia tộc họ Trịnh. Trịnh Tùng không được vua và cha giao cho nối nghiệp thống lĩnh quân sĩ khi Trịnh Kiểm chết. Trịnh Cối - người được giao nối nghiệp "buông thả mình trong tửu sắc, ngày càng rông rỡ kiêu ngạo, không thương gì đến quân lính" (theo Đại Việt sử ký toàn thư) nên quan quân ép Trịnh Tùng dấy binh lật đổ anh trai. Năm 1570, Trịnh Tùng được vua Lê Anh Tông sắc phong làm Trưởng quận công, tiết chế các dinh thủy bộ, cầm quân đánh giặc, thay Trịnh Cối đã hàng theo nhà Mạc (triều đình đối nghịch của nhà Lê). Ông sau đó được thăng làm Tả tướng, Thái úy... và đỉnh cao là chức Thượng phụ, Bình An Vương, "mọi công việc nhà nước đều được tự xử quyết trước rồi sau mới tâu vua". Với việc phong vương đó, Trịnh Tùng trở thành chúa đầu tiên của dòng họ, mở đầu thời kỳ có một không hai trong lịch sử phong kiến dân tộc là đất nước vừa có vua lại có chúa. Cha ông - Trịnh Kiểm mãi sau này mới được truy tôn là Thái Vương.

Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất là ai? - Ảnh 2.

Sau khi được giao quyền bính, Trịnh Tùng bao lần thống lĩnh binh sĩ chiến đấu với nhà Mạc vì sự nghiệp "phù Lê" của gia tộc nói riêng và quân dân theo dòng họ này nói chung. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam ghi lại rất rõ những cuộc chiến đấu này. 23 năm "sống chết với nhà Mạc", đến năm 1593, Trịnh Tùng đã tiêu diệt được thế lực cuối cùng của dòng họ đối nghịch với nhà Lê, chiếm được kinh thành Thăng Long, trao lại cho vua Lê. "Sự nghiệp trung hưng triều Lê về cơ bản đã hoàn thành", "cuộc nội chiến Nam - Bắc triều chấm dứt", sách Lịch sử Việt Nam viết. Uy danh và quyền lực của Trịnh Tùng sau chiến thắng với nhà Mạc ngày một lớn, ông dần dần kiểm soát mọi công việc triều đình.

Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất là ai? - Ảnh 3.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi Trịnh Tùng được phong Tả tướng, Thái úy Trường quốc công, Vũ hầu Lê Cập Đệ rất ghen ghét và nhiều lần bày mưu hãm hại. Trịnh Tùng đã cùng gia binh lập mưu, giết được người này, đồng thời khiến gia tộc, quân lính của Cập Đệ sợ hãi, không dám làm phản. Bấy giờ, hai quan trong triều là Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua Lê Anh Tông, Trịnh Tùng cầm quân, quyền thế rất lớn, vua khó lòng cùng tồn tại được. "Vua nghe nói vậy, hoang mang nghi hoặc, đương đêm, bỏ chạy ra ngoài, đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ An và ở lại đó. Tả tướng bàn với các tướng rằng: Nay vua nghe lời gièm của kẻ tiểu nhân, phút chốc khinh suất đem ngôi báu xuôi giạt ra ngoài. Thiên hạ không thể một ngày không có vua, bọn ta và quân lính sẽ lập công danh với ai được? Chi bằng trước hết hãy tìm hoàng tử lập lên để yên lòng người, rồi sau sẽ đem quân đi đón vua cũng chưa muộn. Bấy giờ hoàng tử thứ năm là Đàm ở xã Quảng Thi, huyện Thuỵ Nguyên, bèn sai người đi đón về tôn lập làm vua", Đại Việt sử ký toàn thư viết. Trịnh Tùng sau đó sai người đến Nghệ An đón Lê Anh Tông và các con vua về, đồng thời cho quân ngầm bức hại vua, rồi phao tin là vua tự thắt cổ. Lập hoàng tử Đàm 5 tuổi làm vua (tức Lê Thế Tông, năm 1573), Trịnh Tùng ngay lập tức dùng quyền lực để vua phong ông làm đô tướng, tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh, kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự; trao quyền tự xử quyết trước mọi công việc nhà nước rồi sau mới tâu vua. Năm 1599, khi vua Lê Thế Tông 9 tuổi, Trịnh Tùng ép vua (có tài liệu ghi là tự phong) tấn phong ông làm Đông nguyên súy tổng quốc chính thượng phụ Bình An Vương. Bình An Vương Trịnh Tùng được vua ban ngọc tản làm vật báu lưu truyền; cấp ruộng nương để rộng thêm phong ấp. Cùng thời gian đó, Trịnh Tùng cho xây phủ chúa Trịnh "quá đỗi thênh thang, bề thế, lộng lẫy với những tòa ngang, dãy dọc sơn son thếp vàng, đèn hoa giăng mắc lung linh", theo tài liệu của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nộ

Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất là ai? - Ảnh 4.

"Năm 1584, Trịnh Cối chết ở bên Mạc. Trước đây, Cối đầu hàng họ Mạc, được ban tước Trung Lương hầu, sau được thăng lên Trung quận công. Đến đây chết, họ Mạc sai người đến điếu tế; lại sai quân đưa linh cữu, cho người nhà, mẹ và vợ con đem về chôn. Tiết chế Trịnh Tùng cũng sai người đón tiếp linh cữu về quàn ở bên hữu núi Quân Yên, huyện Yên Định, đặt lễ cúng tế, dâng biểu tâu vua tha tội cho Cối, tặng thái phó Trung quốc công, cho con cái là bọn Trịnh Sâm để tang", sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.

Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất là ai? - Ảnh 5.

Năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng khi ấy 74 tuổi, do sức yếu và bị bệnh nên cùng các quan văn võ chọn thế tử. Trịnh Tráng - người con thứ hai của ông do có tài cầm binh, trước đó lập được nhiều chiến công, được quan quân tiến cử và Trịnh Tùng phê chuẩn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, người con thứ khác của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân khi đó đem quân làm loạn, đánh phá phủ chúa, bức cha dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong kinh kỳ. Trịnh Tùng được gia tướng liều mình cứu nguy, nhưng phải xiêu dạt ở xa kinh thành. Đây là lần thứ hai Trịnh Xuân làm phản cha. Trước đó năm 1619, Xuân cùng vua Lê Kính Tông ngầm sai người bắn súng giết Trịnh Tùng. Việc không thành, vua Kính Tông - người trước được Trịnh Tùng đưa lên ngôi, nay lại chính Trịnh Tùng bức chết. Đại Việt sử ký toàn thư không nhắc việc Trịnh Xuân bị xử lý thế nào ở lần này. Tuy nhiên, sau vụ làm loạn thứ hai, án phạt mà Trịnh Tùng dành cho con trai là "sai người chặt chân Xuân cho chết". Cùng năm 1623, chúa Trịnh Tùng qua đời, kết thúc sự nghiệp 53 năm giúp nhà Lê lấy lại giang sơn, giữ yên bờ cõi nước Đại Việt cho 4 đời vua. Người đời sau có nhiều đánh giá trái ngược về Trịnh Tùng. Sử gia Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí nhận xét: Ông tính khoan hậu, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, đoán tình thế của giặc không sai, dùng binh như thần. Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng. Ông thực sự làm chúa cầm quyền bính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy. Tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục lại đánh giá rằng: Trịnh Kiểm tuy chuyên quyền nhưng tội ác chưa có gì tỏ rõ cho lắm; đến Trịnh Tùng mới thật là gian thần như đồ Vương Mãng và Tào Tháo. Vì thế, trước việc Trịnh Tùng bị con trai mưu phản, tác giả sách này bình luận: "Người bầy tôi ngỗ ngược, tất nhiên có người con ngỗ ngược; đạo trời hay trả miếng, bao giờ

 

Kim Dung (Theo Ngày Nay)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem