Chuyện chưa biết về "cụ" đại bàng được ướp xác độc nhất Thủ đô

Hồng Phú Thứ tư, ngày 16/08/2017 19:13 PM (GMT+7)
Câu chuyện về một “cụ” đại bàng đất sau khi chết được người dân làng Nhân Mỹ (Hà Nội), ướp xác, đặt trong đình làng để mọi người tưởng nhớ khiến nhiều người tò mò.
Bình luận 0

img

Trong làng Nhân Mỹ ai cũng tôn trọng gọi là "cụ chim đại bàng" hay "cụ chim ó"

Đình làng Nhân Mỹ (phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội) là nơi đang để xác ướp của một "cụ" chim đại bàng đất. Bên ngoài tủ kính ghi "Hồi 17 giờ 30, ngày 05/10/2003, chim ó lao đầu vào vách kính bể bơi Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia. 8 giờ sáng ngày 07/10/2003 chim ó chết”.

Điều đặc biệt là trải qua hơn một thập kỷ, xác chim được bảo quản đặc biệt vẫn còn gần như nguyên vẹn, không rụng bất cứ một chiếc lông nào.

Để tìm hiểu rõ về câu chuyện xác một con chim ó được dân làng để trang trọng trong tủ kính, tôn thờ như một vị thần, chúng tôi tìm gặp ông Phùng Hữu Bất (80 tuổi, chủ từ đình làng Nhân Mỹ) là người đã trông coi đình làng và trực tiếp bảo quản xác chim đại bàng đất này.

Theo ông Bất kể,  cách đây trên 20 năm, vào những năm 1992 – 1993, người dân Nhân Mỹ thấy một chú chim đại bàng đất (hay còn gọi là chim ó) mới tập bay chuyền, không rõ từ nơi nào đến cây đề ở giữa cánh đồng làng Nhân Mỹ trú ngụ. Cây đề này có độ tuổi trên 400 năm, bên cạnh có một chiếc giếng cổ và một am thờ. Người làng gọi đây là miếu Cây Đề.

"Chim được người dân trong làng vô cùng yêu quý. Ngày xưa người dân các nới đi làm ruộng qua lại đây đều dừng chân bên gốc cây nghỉ ngơi thấy hình ảnh một con chim luôn trú ngụ, dần quen thuộc với hình ảnh đó, hôm nào không thấy chim, dân làng lại thấy nhớ", cụ chủ đình làng Nhân Mỹ chia sẻ.

 Đại bàng đất sống ở cây bồ đề được khoảng 11 năm, đến năm 2003 thì chết. Không biết nguyên nhân cụ thể nhưng người dân cho rằng, đại bàng chết là do cây cổ thụ bị chặt, chim mất tổ.

"Trước lúc chặt cây để giải phóng mặt bằng, người dân địa phương thấy chim ó kêu rền rĩ cả ngày cả đêm. Một hôm, khi chim ó đi kiếm ăn về thấy tổ ấm bị chặt phá liền lao đầu vào vách kính của tòa nhà”, ông Bất nói.

"Người dân cho rằng, đó là chim thiêng nên đã phát nguyện góp tiền của thuê thợ ướp xác, thuộc da và cho vào tủ kính để mọi người cùng tưởng nhớ và mọi người có trách nhiệm bảo vệ chỗ an nghỉ cho “cụ”, ông Bất cho hay

Ông Bất cho biết, việc đưa “cụ” chim vào đình là nguyện vọng của nhân dân Nhân Mỹ nhưng đình làng thờ tứ vị bản cảnh thành hoàng nên đã đặt xác “cụ”  chim sang một vị trí khác nằm ở gian bên phải, cách xa chính điện. “Cụ” chim ó cũng không được đặt bát hương thờ tự trong đình mà việc nhang khói phải ở địa điểm khác là miếu thờ vọng Cây Đề, nơi gốc đề “cụ” từng sinh sống.

img

Đình làng Nhân Mỹ (phường Mỹ Đình 1, Nam từ Liêm, Hà Nội), nơi đang để xác ướp của chim đại bàng đất

img

Ông Phùng Hữu Bất (80 tuổi, chủ từ đình làng Nhân Mỹ) giới thiệu: “Cụ” được đặt trong một chiếc lồng kính cao khoảng 1,2m, dài 1,5m, rộng khoảng 80cm. "Cụ" chim ó có sải cánh đến 1,2m, lúc mới chết nặng khoảng 4kg

img

Mắt màu đỏ, mỏ đen, đầu mỏ hơi vàng

img

Chân chì cùng với móng vuốt sắc nhọn

img

Từ năm 2003 đến nay là 14 năm nhưng xác “cụ” chim ó vẫn được giữ rất tốt, không bị bọ hay mọt ăn lông

img

“Cụ” chim không được thắp hương thờ tự nhưng người dân làng Nhân Mỹ có nhiệm vụ bảo quản, trông coi.  Công việc bảo quản chính được giao cho các thủ từ, ban quản lý di tích đình và hội người cao tuổi

img

Cây bồ đề cổ thụ của làng Nhân Mỹ - nơi chim đại bàng đất trú ngụ

Lạ lẫm thú chơi “chúa tể bầu trời” ở Hà Nội (Kỳ 1)

Chim săn mồi là một loại hình chơi chim mới, chỉ xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem