Chuyển đổi số định hình hệ thống năng lượng ra sao?
Chuyển đổi số định hình hệ thống năng lượng ra sao?
Huỳnh Dũng
Thứ hai, ngày 27/12/2021 08:30 AM (GMT+7)
Công nghệ chuyển đổi số đã biến đổi nhất định nền kinh tế- xã hội, ảnh hưởng đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ở nhà, hoặc tại nơi làm việc.
Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng vào thời điểm mà chúng ta đang tạo ra lượng dữ liệu ngày càng tăng, chúng ta thậm chí có thể coi đó là một trong những "động lực" có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, cùng với chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng, các nguồn năng lượng tái tạo hoặc nhiệt hạch.
Dữ liệu về năng lượng trong bối cảnh hiện tại có liên quan đến hai trong số các ưu tiên lớn của Ủy ban châu Âu, đó là quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế- xã hội EU và thứ hai là quá trình chuyển đổi năng lượng sạch theo Thỏa thuận xanh châu Âu. Mặc dù mối liên hệ với quá trình chuyển đổi số là rõ ràng và hiển nhiên, nhưng vai trò mà số hóa có thể đóng trong việc đạt được tham vọng lâu dài của chúng ta là trở nên trung hòa cacbon với khí hậu vào năm 2050 có lẽ ít rõ ràng hơn ở giai đoạn hiện tại, nhưng nó không kém phần quan trọng.
Số hóa và chia sẻ dữ liệu
Khi chúng ta nói về chuyển đổi số, có rất nhiều điều để chúng ta có thể nghĩ đến. Chúng bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý dữ liệu tiên tiến, Internet vạn vật (IoT), máy học, đây có thể là 4 ví dụ điển hình. Những công nghệ mới này mang lại những khả năng trọng yếu để nâng cao hiệu quả và quản lý mức độ phức tạp của hệ thống năng lượng dọc theo tất cả các phần của chuỗi cung ứng, từ lập kế hoạch, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng, thông qua sản xuất và truyền tải năng lượng, đến tiêu thụ năng lượng…
Khi hệ thống năng lượng của chúng ta trở nên khử cacbon nhiều hơn và phi tập trung hơn, quá trình số hóa cũng cần phải tuân theo, áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhất. Dữ liệu cần phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác, ví dụ như từ trung tâm dữ liệu hay nhà điều hành mạng lưới điện đến nhà của chúng ta, hoặc từ hệ thống pin trên ô tô đến điểm sạc... Việc vận chuyển dữ liệu như vậy yêu cầu một mạng an toàn và bảo mật, cũng như một nền tảng để trao đổi liền mạch giữa các bên khác nhau có liên quan.
Chia sẻ dữ liệu cũng có thể giúp ích trong các lĩnh vực, chẳng hạn như đánh giá hiệu suất năng lượng, chiến lược cải tạo hoặc trong việc thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch hành động bền vững về năng lượng, cũng như sách lược bảo vệ khí hậu của chính quyền địa phương và khu vực.
Việc chia sẻ dữ liệu trở nên dễ dàng hơn dựa trên các quy tắc rõ ràng về việc ai có thể truy cập dữ liệu, khi nào và bằng cách nào... sẽ là một khối xây dựng cho một không gian dữ liệu năng lượng chung của Châu Âu. Nó sẽ giúp tăng cường trao đổi và sử dụng dữ liệu trong lĩnh vực năng lượng vì lợi ích của nhiều bên trong hệ thống năng lượng, chẳng hạn như nhà cung cấp, nhà khai thác cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp hệ thống năng lượng và cả người tiêu dùng.
Đổi mới theo hướng dữ liệu
Người tiêu dùng là trung tâm của hệ thống năng lượng. Vì thế mà các giải pháp chuyển đổi số có thể cung cấp cho họ các công cụ để trở thành những người tham gia tích cực vào thị trường năng lượng, được gọi là "người tiêu dùng". Ví dụ, chuyển đổi số giúp họ dễ dàng thành lập hợp tác xã, đầu tư vào năng lượng tái tạo, tham gia vào các cộng đồng năng lượng địa phương và trao đổi dữ liệu năng lượng thông qua các nền tảng ngang hàng, góp phần vào sự linh hoạt thống nhất của hệ thống năng lượng chung trong tương lai.
Đồng thời, nó cũng cho phép tạo ra các dịch vụ sáng tạo phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, đổi mới theo hướng dữ liệu là yếu tố chính để đạt được các mục tiêu về năng lượng và khí hậu được đề ra trong Thỏa thuận Xanh Châu Âu.
Đồng thời, các giải pháp kỹ thuật số có tác động như blockchain cũng đã dần mở khóa các hình thức giao dịch kỹ thuật số mới trong ngành tài chính và nhiều hơn thế nữa, từ đó mà việc thanh toán trả phí trong ngành năng lượng tương lai cũng sẽ sớm bước qua một trang mới, được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi…
Kỹ thuật số hóa an ninh mạng
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng, chuyển đổi số cũng tạo ra những lỗ hổng mới trong lĩnh vực năng lượng. An ninh mạng và kỹ thuật số hóa là 2 mặt của cùng một đồng tiền.
Việc trao đổi dữ liệu chỉ có thể diễn ra trong một môi trường an toàn, vì thông tin được truyền qua internet vừa nhạy cảm vừa thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của chúng ta. Do đó, trong bối cảnh hiện tại, việc đảm bảo an ninh cho nguồn cung cấp dữ liệu hiện nay cũng đồng nghĩa với việc cải thiện khả năng phục hồi của chúng ta trước bất kỳ cuộc tấn công mạng phối hợp nào nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Châu Âu. Đó là lý do tại sao Ủy ban châu Âu đang làm việc với các bên liên quan về các quy tắc để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn cao nhất về an ninh mạng được áp dụng cho hệ thống lưới điện châu Âu.
Một khía cạnh khác không thể bỏ qua là tác động của số hóa đối với khí hậu. Chúng ta cần phải biết rằng, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), các trung tâm dữ liệu và đặc biệt là lưu lượng truy cập internet toàn cầu không ngừng phát triển ảnh hưởng nhất định đến khí hậu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuyên bố trong một báo cáo gần đây rằng, các trung tâm dữ liệu chiếm 1% nhu cầu điện toàn cầu. Vào năm 2020, con số này tương đương với 200-250 terawatt/ giờ. Báo cáo tương tự cũng tuyên bố rằng, nhu cầu đối với các dịch vụ như vậy sẽ tiếp tục tăng do dịch vụ phát trực tuyến video và chơi game được dự báo sẽ chiếm 87% lưu lượng truy cập internet của người tiêu dùng vào năm 2022.
Một kế hoạch hành động mới của Liên minh Châu Âu
Ủy ban Châu Âu hiện đang chuẩn bị một kế hoạch hành động Số hóa năng lượng để giải quyết tất cả những điểm này. Chiến lược hành động được lên kế hoạch công bố vào tháng 6 năm 2022, sẽ là một trong những sáng kiến quan trọng để đẩy nhanh việc triển khai các công nghệ chuyển đổi số trong hệ thống năng lượng, như được nêu rõ trong chiến lược tích hợp hệ thống năng lượng của EU.
Nó nhằm mục đích nhấn mạnh những gì có thể được thực hiện về các hoạt động lập pháp và phi lập pháp để giải quyết những thách thức này, và đặc biệt là liệu những thách thức này có được giải quyết tốt hơn ở cấp EU hay không, còn ở cấp quốc gia hay thậm chí là cơ quan tài phán địa phương khác thì áp dụng hiệu quả sao vẫn đang là dấu chấm hỏi lớn ở phía trước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.