Chuyển đổi số ở Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh giám sát địa phương từ chi tiết đến toàn cảnh

Phương Hằng Thứ sáu, ngày 17/09/2021 06:25 AM (GMT+7)
Tỉnh Đắk Lắk vừa chính thức hoạt động 5 dịch vụ đô thị thông minh tại TP.Buôn Ma Thuột và một số địa phương khác. Chuẩn bị sẵn sàng triển khai các dịch vụ mới trong giai đoạn tiếp theo.
Bình luận 0

Giám sát toàn diện

Theo Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk (IOC Dak Lak), sau 6 ngày triển khai các dịch vụ đô thị thông minh; IOC Dak Lak đã tiếp nhận được 79 phản ánh của người dân gửi tới hệ thống.

TP.Buôn Ma Thuột và các huyện Cư M'gar, Ea Kar, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ là những địa phương đầu tiên được đưa vào triển khai các dịch vụ đô thị thông minh.

Chuyển đổi số ở Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh giám sát địa phương từ chi tiết đến toàn cảnh - Ảnh 1.

Toàn cảnh Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk (IOC Dak Lak) - Ảnh: Phương Hằng.

Theo đó, tại TP.Buôn Ma Thuột sẽ triển khai các dịch vụ gồm: Giám sát, điều hành kinh tế và xã hội, Giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông dịch vụ phản ánh hiện trường, Giám sát an toàn thông tin mạng, Giám sát hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M'gar, huyện Ea Kar, huyện Krông Năng sẽ triển khai dịch vụ phản ánh hiện trường.

Đây sẽ là một trong những bước đệm đầu tiên để Đắk Lắk từng bước thực hiện chuyển đổi số. Giúp cho lãnh đạo tỉnh có một cái nhìn toàn cảnh đến chi tiết một cách "ưu việt" nhất trong thời đại 4.0. Bước đầu thực hiện công tác chuyển đổi số.

Chuyển đổi số ở Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh giám sát địa phương từ chi tiết đến toàn cảnh - Ảnh 2.

Giao diện cổng tương tác công dân với dịch vụ phản ánh hiện trường - Ảnh: Phương Hằng.

Theo ông Phan Xuân Thuỷ - Giám đốc IOC Dak Lak, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk góp phần đổi mới phương thức hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội và góp phần tăng cường mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.

Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao bằng việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân quan tâm như: Giải quyết thủ tục hành chính, vấn đề giao thông, y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm...

Lấy người dân làm trung tâm

Theo IOC Dak Lak, hiện đơn vị này đã sẵn sàng triển khai các dịch vụ Giám sát hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành; Giám sát hoạt động Y tế; Giám sát hoạt động Giáo dục; Giám sát hoạt động Du lịch; Giám sát Môi trường trong giai đoạn tiếp theo.

Đối với 5 dịch vụ đã triển khai chính thức, sẽ tiến hành mở rộng địa bàn đến 15 huyện, thị xã, thành phố đối với "Dịch vụ phản ánh hiện trường"; "Dịch Vụ giám sát hành chính công" cung cấp mở rộng đến các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh để giám sát và chỉ đạo; "Dịch vụ giám sát kinh tế xã hội" sẽ giám sát đầy đủ toàn diện các chỉ số trên toàn tỉnh; Mở rộng Camera giám sát đối với các điểm quan trọng, trọng yếu hoặc có yếu tố phức tạp về an ninh trật tự và giao thông.

Chuyển đổi số ở Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh giám sát địa phương từ chi tiết đến toàn cảnh - Ảnh 3.

Xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Đắk Lắk lấy người dân làm trung tâm - Ảnh: Phương Hằng.

Theo ông Trần Văn Hiền – Phó Giám đốc Sở TT-TT thời gian tới đơn vị sẽ nâng cấp phần mềm nền tảng, thực hiện điều chỉnh, cải tiến và tăng cường ứng dụng các công nghệ 4.0 để đáp ứng yêu cầu quản lý và từng bước nâng cao năng lực của IOC Dak Lak, đồng thời đáp ứng được các tiêu chí mới của Chính phủ và Bộ ngành. Bên cạnh đó cũng tuyên truyền rộng rãi cho người dân và doanh nghiệp biết, khai thác các ứng dụng và dịch vụ đã triển khai trên hệ thống IOC để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống".

Chuyển đổi số ở Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh giám sát địa phương từ chi tiết đến toàn cảnh - Ảnh 4.

Toàn TP Buôn Ma Thuột đã triển khai 5 dịch vụ đô thị thông minh - Ảnh: Star Media.

"Một trong những định hướng quan trọng của xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Đắk Lắk là việc lấy người dân làm trung tâm của đô thị, hướng tới việc nâng cao chất lượng sống và môi trường làm cho người dân, phục vụ tốt và tạo điều kiện để người dân có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng đô thị. Bên cạnh đó sẽ giúp chính quyền nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính để phục vụ người dân/doanh nghiệp tốt hơn. Qua đó đóng góp vào sự phát triển của Chính quyền số, Xã hội số và Kinh tế số của Tỉnh", ông Hiền cho biết.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem