Chuyến đưa dâu lâu nhất trong lịch sử: Chồng chết chưa thấy mặt vợ

Thứ năm, ngày 10/06/2021 06:30 AM (GMT+7)
Không phải chuyến đưa dâu nào cũng thuận lợi và mang lại hạnh phúc viên mãn cho đôi phu thê.
Bình luận 0

Liên hôn được hình thành từ rất lâu trong lịch sử là một hình thức hôn nhân mang ý nghĩa chính trị vô cùng rõ ràng. Triều đại phong kiến nào cũng ít nhiều có những ghi chép về việc liên hôn. Những cuộc hôn nhân chính trị này đều có ảnh hưởng tới lịch sử ở một mức độ nhất định, tăng cường mối quan hệ thân giao giữa các quốc gia, vùng đất cũng như tránh xảy ra chiến tranh.

Chuyến đưa dâu lâu nhất trong lịch sử: Chồng chết chưa thấy mặt vợ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các phương tiện di chuyển thời cổ đại rất bất tiện, trong quá trình liên hôn tiêu hao rất nhiều sức người lẫn của, để đến được nơi có khi phải trải qua một chặng đường rất dài. Trong lịch sử, đã có một công chúa mất 2 năm để hòa thân, chồng của cô đã chết trước khi kịp nhận vợ. Cô chính là Khoát Khoát Chân thời nhà Nguyên, đã hòa thân cùng A Lỗ Hồn của Y Nhi Hãn Quốc.

Sau khi người vợ qua đời vào năm 1258, A Lỗ Hồn quyết định đi đến kinh thành của nhà Nguyên theo lời Dadu và yêu cầu Hốt Tất Liệt chọn cho mình một mỹ nhân trong cung về làm thiếp. Mối quan hệ giữa nhà Nguyên và Y Nhi Hãn Quốc rất thân thiết. Vào thời điểm đó, Y Nhi Hãn Quốc được thành lập bởi em trai Hốt Tất Liệt là Ngột Kiến Lập. Mà người đến cầu thân lần này là A Lỗ Hồn, quốc vương thứ tư của đất nước.

Chuyến đưa dâu lâu nhất trong lịch sử: Chồng chết chưa thấy mặt vợ - Ảnh 2.

Năm 1290, Hốt Tất Liệt ban hành lệnh đáp lại lời cầu hôn này và quyết định phong cho A Lỗ Hồn của Y Nhi Hãn Quốc. Y Nhi Hãn Quốc khi ấy ở vị trí Tây Á, với lãnh thổ rộng lớn và cách xa nhà Nguyên. Nếu muốn đến Y Nhi Hãn Quốc, không chỉ đi qua một đoạn đường dài mà còn với nhiều địa hình khác nhau, trèo đèo lội suốt, băng rừng vượt núi mới có thể đến nơi.

Theo sử sách ghi chép lại, Khoát Khoát Chân bắt đầu chuyến đi từ Tuyền Châu năm 1291. Đoàn đưa dâu bắt đầu di chuyển bằng thuyền tại Java, Ấn Độ Dương và đến Y Nhi Hãn Quốc vào năm 1293. Tổng cộng trong vòng 2 năm 2 tháng. Nhưng điều đáng kinh ngạc A Lỗ Hồn, người cầu thân, đã mất vào năm 1291.

Chuyến đưa dâu lâu nhất trong lịch sử: Chồng chết chưa thấy mặt vợ - Ảnh 3.

Theo quy định của Y Nhi Hãn Quốc về việc kế vị ngai vàng, Khoát Khoát Chân đã phải kết hôn cùng quốc vương mới lên ngôi là em trai của A Lỗ Hồn, Hải Hợp Đô. Đáng tiếc vị tân vương này không hề yêu thích nữ sắc nên đã từ chối Khoát Khoát Chân. Đến tháng 8 năm 1293, Khoát Khoát Chân được định hôn với Hợp Tán, con trai của A Lỗ Hồn. Tuy nhiên, Hải Hợp Đô cầm quyền chưa đầy 4 năm đã bị lật đổ do những chính sách sai lầm. Em họ của Hợp Đô là Bái Đô được phong làm Tân vương. Tuy nhiên, Hợp Tán đã bày mưu tính kế hành quyết Bái Đô và trở thành quốc vương chính thức. Và vợ Hợp Tán, tức Khoát Khoát Chân cũng trở thành hoàng hậu đời thứ 5 của Y Nhi Hãn Quốc.

Chuyến đưa dâu lâu nhất trong lịch sử: Chồng chết chưa thấy mặt vợ - Ảnh 4.

Trong "Chuyến du hành của Marco Polo" cũng có ghi chép về Khoát Khoát Chân cũng như cuộc hôn nhân của bà, thậm chí có lưu tên những sứ thần tháp tùng vào thời điểm đó và cũng đã được lịch sử kiểm chứng sau này. Thậm chí còn có đoạn Marco Polo hộ tống Khoát Khoát Chân. Tuy nhiên, có một số điểm không trùng khớp và có người cho rằng Marco Polo đã thêm vào những tình tiết ông tự tưởng tượng.

Chuyến đưa dâu lâu nhất trong lịch sử: Chồng chết chưa thấy mặt vợ - Ảnh 5.

Câu chuyện về Khoát Khoát Chân cho đến thời điểm hiện tại vẫn có nhiều khúc mắc. Đằng sau cuộc hôn nhân của bà không hề có tình yêu mà chỉ đơn thuần là một phương tiện giao lưu chính trị. Để đáp ứng nhu cầu của A Lỗ Hồn, Khoát Khoát Chân dù không phải công chúa trong hoàng tộc hay quan hệ huyết thống với Hốt Tất Liệt nhưng bà cuối cùng đã trở thành một hoàng hậu cao quý của Y Nhi Hãn Quốc.


Thăng Kiều (Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem