Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) gặp Chù tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 năm 2019.
Tuần trước, thông tin rò rỉ từ Bộ Nội vụ Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh quan ngại về làn sóng phản đối Trung Quốc trên khắp thế giới, đạt mức cao nhất kể từ năm 1989.
Các nguồn tin ở Trung Quốc nói Bắc Kinh đã tính đến trường hợp xấu nhất khi xung đột quân sự Mỹ-Trung nổ ra.
Trên thực tế, xung đột Mỹ-Trung luôn luôn âm ỉ kể từ trước đại dịch Covid-19, do chiến lược “chiến lang” làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, theo Express.
Dean Cheng, nhà nghiên cứu chính trị và quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage có trụ sở ở Mỹ, đánh giá “trong vòng 5 năm tới, xu hướng Đài Loan xa rời đại lục sẽ càng lộ rõ và đây sẽ là đỉnh điểm của một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi tiếng là một bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán, nhưng điều đó không có nghĩa là ông Trump sẽ tránh xung đột bằng mọi giá, theo ông Cheng.
“Xu hướng của ông Trump là gây sức ép với Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính, thương mại. Nhưng ông Trump rất biết cách sử dụng giải pháp quân sự, so với thời người tiền nhiệm Barack Obama”, ông Cheng nhận định.
Đánh giá về vấn đề Biển Đông hay tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc, ông Deng cho rằng căng thẳng vẫn sẽ âm ỉ, nhưng nguy cơ cao nhất vẫn là ở Đài Loan.
“Đến bây giờ, các bên đều tuân thủ những nguyên tắc riêng. Nhưng Trung Quốc sẽ lựa chọn chiến lược nào trước những thách thức sau đại dịch Covid-19 thì vẫn còn là ẩn số”, ông Cheng nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.