Chuyên gia dự báo những ngành nghề sẽ dẫn đầu xu thế, thí sinh lưu ý nắm bắt cơ hội

Tào Nga Thứ bảy, ngày 24/02/2024 06:32 AM (GMT+7)
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã dự báo top 12 ngành nghề dẫn đầu xu thế trong tương lai, đồng thời khuyên cho các bạn trẻ cần chủ động học hỏi và tìm tòi phát triển bản thân liên tục.
Bình luận 0

Những ngành nghề hot, dẫn đầu xu thế 

Tư vấn cho các bạn học sinh chọn ngành nghề khi mùa tuyển sinh đại học năm 2024 đang đến gần, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự báo về những nghề nghiệp sẽ trở thành xu thế trong tương lai. 

Chuyên gia dự báo những ngành nghề sẽ dẫn đầu xu thế, thí sinh lưu ý nắm bắt cơ hội- Ảnh 1.

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC

12 ngành nghề dẫn đầu xu thế trong tương lai đó là:

1. Nhà thiết kế môi trường ảo (Virtual Habitat Designer): Tạo ra các môi trường sống và làm việc ảo cho mục đích giáo dục, giải trí và công việc từ xa.

2. Hướng dẫn viên du lịch không gian (Space Tourism Guide): Hỗ trợ và hướng dẫn du khách trong các trải nghiệm du lịch ngoài không gian.

3. Người môi giới dữ liệu cá nhân (Personal Data Broker): Quản lý và đàm phán việc sử dụng dữ liệu cá nhân với các công ty và tổ chức.

4. Người xây dựng hành trình thực tế tăng cường (Augmented Reality Journey Builder): Thiết kế và tạo ra các trải nghiệm thực tế tăng cường trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, du lịch và giải trí.

5. Chuyên gia đạo đức robot (Robotics Ethicist): Giải quyết các vấn đề đạo đức liên quan đến việc phát triển và triển khai robot và AI.

6. Chuyên gia đảo ngược khí hậu (Climate Reversal Specialist): Phát triển và triển trai các chiến lược và công nghệ để giảm bớt và đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu.

7. Kỹ thuật viên y tế hỗ trợ bởi AI (AI-Assisted Healthcare Technician): Sử dụng công cụ AI để cải thiện việc cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân.

8. Chuyên gia hồi sinh loài tuyệt chủng (Extinct Species Revivalist): Sử dụng kỹ thuật gen để hồi sinh các loài đã tuyệt chủng hoặc tạo ra các sinh vật lai mới.

9. Kiến trúc sư không gian (Space Habitat Architect): Thiết kế và xây dựng các không gian sống và làm việc bền vững trong môi trường ngoài trái đất.

10. Cố vấn tiền tệ số (Digital Currency Advisor): Hướng dẫn cá nhân và doanh nghiệp trong thế giới mới của tiền tệ số và công nghệ blockchain.

11. Quản lý bảo mật (Privacy Manager): Bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu của cá nhân và tổ chức trong thế giới kết nối số.

12. Chuyên gia tích hợp công nghệ - người (Human - Technology Integration Specialist): Tạo điều kiện tích hợp công nghệ tiên tiến vào cơ thể người, như giao diện thần kinh và các thiết bị giả thích.

PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh, đến năm 2030, Việt Nam cơ bản sẽ trở thành quốc gia số và đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ cần chủ động học hỏi và tìm tòi phát triển bản thân liên tục; Đặt ra những mục tiêu cụ thể trong năm mới và tập trung theo đuổi chúng; Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân vì bạn giỏi đến đâu cũng không thể hoàn thành được các mục tiêu nếu tinh thần của bạn không khỏe.

Các bạn hãy giữ tư duy tích cực và linh hoạt trước những thay đổi. Tương lai trong thế giới chúng ta đang sống trở nên bất định hơn bao giờ hết nên điều cần rèn luyện cho bản thân trong năm mới là sự kiên cường trước nghịch cảnh và năng lực thích ứng linh hoạt trước mọi biến đổi.

Chuyên gia dự báo những ngành nghề sẽ dẫn đầu xu thế, thí sinh lưu ý nắm bắt cơ hội- Ảnh 2.

Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội. Ảnh: Tào Nga

Trước đó, căn cứ vào báo cáo điều tra lao động việc làm, lứa tuổi từ 20-34 chiếm tỷ lệ thất nghiệp lớn nhất, PGS Trần Thành Nam đưa ra 3 nguyên nhân dẫn tới thực trạng này:

Thứ nhất, sinh viên chọn nhầm nghề, học sai ngành.

Thứ hai, việc hướng nghiệp xa rời thực tiễn bối cảnh nghề nghiệp.

Thứ ba, lao động chưa trang bị được kỹ năng và thái độ để thích ứng, dẫn đến việc không thể gắn bó lâu dài với nghề.

Ngoài ra, PGS Trần Thành Nam cũng lưu ý một số sai lầm thường gặp của học sinh khi chọn nghề đó là tư tưởng chọn nghề chỉ dựa vào năng lực học tập, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề vì lý do kinh tế, chọn nghề được xã hội trọng vọng, tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học,…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem