Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 18.000-20.000 vụ bạo lực học đường. Chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công chỉ ra 3 nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Cách giáo dục của nhà trường
Nhà trường đang tập trung chủ yếu về kiến thức, dạy ít về kỹ năng, cách ứng xử và dạy cách kiềm chế cảm xúc. Chính vì vậy, các con chỉ biết học và học. Khi xung đột xảy ra, các con không biết ứng xử như thế nào để hóa giải xung đột.
“Tôi cho rằng, giải quyết vấn đề này phải giải quyết tổng thể trong gia đình và nhà trường và xã hội”, TS. Vũ Việt Anh nói.
Cách giáo dục của gia đình
Theo nghiên cứu của Bộ Công an, mỗi năm có khoảng hơn 13.000 trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật trong đó, khoảng 68% trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khi bố mẹ thường sử dụng biện pháp bạo lực với con. Trẻ nhìn bạo lực sẽ tạo xu hướng sử dụng bạo lực.
Những gia đình có xu hướng sử dụng bạo lực thì con sẽ có xu hướng bạo lực rất nhiều. Những người đàn ông thường xuyên đánh vợ thường sinh ra trong gia đình bạo lực và có xu hướng đánh vợ cao gấp 600 lần so với người sinh ra trong gia đình không bạo lực.
Trẻ bị bạo lực trong gia đình
Những người sinh ra trong gia đình bạo lực lại thường có xu hướng đánh anh, chị em. Do đó, phụ huynh không nên dùng các biện pháp bạo lực với con cần tìm trao đổi tìm hướng đi thì mới là biện pháp giải quyết gốc rễ.
Về việc trẻ bị bắt nạt ở trường như: Đe dọa hay quát mắng, chửi tục cũng là bạo lực học đường. Ngày nay, còn có bạo lực trên internet, tấn công bôi nhọ nhau trên mạng.
Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn các bạn trẻ nhận biết nguy cơ về bạo lực học đường và tìm kiếm cho con về trợ giúp để tránh những bạo lực trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ, giáo viên cũng nên cho con biết về đường dây nóng 111 là đường dây hỗ trợ các con trong phòng chống bạo lực học đường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.