Chuyên gia hiến kế cứu đập hồ Núi Cốc chỉ với 5 tỉ đồng/ha

Triệu Quang Thứ năm, ngày 22/06/2017 00:25 AM (GMT+7)
Với chi phí 5 tỉ đồng/ha, nếu phải phủ cát cả diện tích mặt đập chính hồ Núi Cốc (khoảng 5ha) để khắc phục sự cố thấm, gãy thì chi phí chỉ khoảng 25 tỉ đồng.
Bình luận 0

img

Sự cố nước thấm qua đập hồ Núi Cốc ảnh hưởng đến an toàn đập và vùng hạ lưu.

Mới đây, báo cáo từ Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đập chính hồ Núi Cốc đang có hiện tượng thấm nhỏ ở vai bờ tả phía hạ lưu. Từ cao trình 44 m hạ lưu bờ tả có hiện tượng thấm nhiều và lan rộng, trong khi đó rãnh thoát nước hạ lưu đập tại cao trình 32 m và 42 m bị đổ gãy chiều dài 200 m làm tụt các tấm lát mái.

Trước hiện tượng trên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định “công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập”.

Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên (đơn vị trực tiếp quản lý Hồ Núi Cốc) được giao nhiệm vụ khẩn trương tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố.

Với tổng mức đầu tư Dự án dự kiến trên 76 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ thực hiện các nội dung chính như: khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập, làm lại hệ thống tiêu thoát nước thân đập, sửa chữa hệ thống tiêu thoát nước mặt mái hạ lưu đập, sửa chữa mái hạ lưu những vị trí bị hư hỏng, khôi phục thiết bị quan trắc thấm và bổ sung thiết bị đo mưa...

Ngày 21/6, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON cho hay, sự cố thấm nước trong thân đập hồ Núi Cốc là chuyện thường xảy ra ở loại đập đất nện.

Theo ông Phúc, nước thấm trong đập có thể do 2 nguồn: nước hồ từ thượng lưu ngấm qua thân đập xuống hạ lưu và nước mưa đổ xuống thân đập, thấm dần rồi chảy ra ngoài.

Để tìm ra nguyên nhân, ông Phúc cho rằng cần làm thí nghiệm: “Khi thấy nước thấm chảy ra phía hạ lưu ở độ cao 44m, thử hạ nước thượng lưu thấp hơn 44m xem còn thấm không? Nếu phía hạ lưu không còn nước thấm nữa, thì chắc chắn nước từ thượng lưu thấm xuống.

Kiểm tra nguồn nước thấm là nước mưa bằng cách: đo đạc kĩ lượng mưa và lưu lượng nước thấm, xem hai con số này liên quan với nhau như thế nào. Nếu trời mưa to lượng mưa lớn và lưu lượng thấm cũng lớn theo thì rõ ràng nước thấm qua đập có nguồn gốc từ nước mưa.

Ngoài ra, để tăng độ chính xác của 2 thí nghiệm nói trên, có thể hóa nghiệm nước  hồ và nước mưa, đồng thời hóa nghiệm nước thấm ở hạ lưu, thì sẽ xác định được nguyên nhân thấm là từ nguồn nước nào, nước thượng lưu hay nước mưa”.

Tiếp theo, việc xác định đường dẫn nước thấm trong thân đập cũng là rất khó khăn. Nhìn bằng mắt thường sẽ chỉ thấy vị trí nước chảy ra ngoài phía hạ lưu thân đập, nhưng từ đó không thể xác định được các dòng thấm đã chạy “ngoằn ngoèo” thế nào, đặc biệt khó xác định đối với đập đất nện như đập hồ Núi Cốc. Nếu không xác định được điều này, mà vội vàng đưa ra giải pháp khắc phục thì rất có thể xãy ra nguy cơ tốn tiền vô ích.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực thủy điện - thủy lợi, ông Phúc cho biết: “Với đập hồ Núi Cốc, phương pháp khoan phụt tạo màng chống thấm chưa hẳn là tối ưu, bởi vì phương pháp này xuất phát từ đầu là chống thấm cho nền đập với kết cấu đá Granits nhẹ. Những năm gần đây, người ta áp dụng phương pháp này cho thân đập đất nện nhưng kinh nghiệm chưa nhiều và vẫn có những tranh luận về hiệu quả”.

Ông Phúc cho rằng, cách đơn giản để khắc phục được các khe thấm ngoằn ngoèo trong thân đập là “nén”. Nén bằng cách đổ cát lên trên mặt đập, tại những vị trí nghi ngờ có dòng thấm bên dưới. Với đụn cát cao chừng 10 mét, áp lực của cát nén vào mặt đập sẽ là 20 tấn/m2. Sức nén này chắc chắn có thể ép cho các khe nức bên dưới bị bịt chặt lại. Duy trì đụn cát chừng 1- 2 tháng thì việc chống thấm cho thân đập đất nện sẽ thành công.

Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON thử tính toán: Giả thiết tạo đụn cát rộng 1 heta (10.000 m2) trên mặt đập và cao 10 m, tổng lượng cát cần là 100.000 m3. Giá mua cát, chi phí vận chuyển và san ủi sẽ chỉ tốn khoảng 5 tỉ đồng. Với diện tích đập chính rộng khoảng 5 ha, nếu có phải phủ cát toàn bộ mặt đập thì chi phí cũng chỉ khoảng 25 tỉ đồng.

“Tuy nhiên đây cũng chỉ là tính toán sơ bộ, có thể trong quá trình khắc phục sẽ có nhiều phát sinh. Để khắc phục sự cố hồ Núi Cốc cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân thì mới giải quyết được dứt điểm”, ông Phúc nói.

Người tung tin vỡ đập khiến dân chạy tán loạn khai gì?

Bôn thừa nhận đã đưa thông tin vỡ đập Tả Trạch lên Facebook, nhưng sau đó đã gỡ xuống vì biết sai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem