Chuyên gia nói gì về việc đổi tên bia mộ "liệt sĩ vô danh"?

Thùy Anh Thứ bảy, ngày 09/07/2022 19:42 PM (GMT+7)
Nhiều ý kiến không đồng tình với việc đổi tên mộ "liệt sĩ vô danh" được Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đưa ra mới đây.
Bình luận 0

Không cần thiết phải đổi tên mộ liệt sĩ vô danh

Trao đổi với Phóng viên Báo Dân Việt, PGS TS Trịnh Hòa Bình cho rằng dư luận phản là có lý, nhưng nếu xét về mặt khái niệm thì cơ quan quản lý nhà nước kiến nghị ghi lại "mộ liệt sĩ vô danh" cũng không sai. Còn tất nhiên nếu thay thế những bia mộ ghi "liệt sĩ vô danh" thành “Liệt sĩ chưa có thông tin" có thể phức tạp, tốn kém. Dư luận có thể lo ngại xảy ra hiện tượng ăn chặn, xà xẻo... nhưng điều này chưa có bằng chứng, không nên nhìn tiêu cực quá.

"Tôi cho rằng 'liệt sĩ vô danh" chiếu theo khái niệm là không có tên. Rõ ràng không ai là không có tên. Thế nên Bộ trưởng nói vậy là không sai", ông Trịnh Hòa Bình nhận định.

mộ liệt sĩ vô danh

Ông Trịnh Hòa Bình chia sẻ quan điểm không cần thiết phải sửa tên các bia mộ ghi "liệt sĩ vô danh". Anhr: N.T

Tuy nhiên, ông Bình cũng nhấn mạnh, xung quanh góc độ sử dụng ngôn ngữ, sử dụng thuật ngữ thì cũng có hiện tượng "dùng nhiều thành quen, dùng quen rồi thì cảm nhận nó đúng". Vì vậy, theo ông dùng "Liệt sĩ vô danh" vẫn chấp nhận được.

Chuyên gia này cũng dẫn ví dụ: "Chúng ta nói thập niên 90 hay thập kỷ 90 đều hiểu được. Chữ này có nghĩa là những năm 90 của thập kỷ trước là thập niên 90, nhưng nhiều vẫn gọi thập kỷ thì nó vẫn đúng. Cả hai cách dùng này đều được".

Ông Bình cho rằng khái niệm "Vô danh" hoàn toàn khác với khái niệm "Vô danh tiểu tốt", mọi người không nên hiểu lầm. 

 Từ những lý giải trên, ông Bình cho rằng, việc đổi tên hàng triệu bia mộ là không cần thiết. "Tôi cho rằng từ 'vô danh' sử dụng trong văn chương, nghệ thuật thì hợp lý hơn, còn trong các văn bản hành chính nhà nước thì nên sử dựng khái niệm 'mộ Liệt sĩ chưa xác định được thông tin", ông Bình nói thêm.

Dịch "vô danh" thành "không tên" là không chính xác

Bàn về việc đổi tên bia mộ, nhiều nhà ngôn ngữ học, nhà văn cũng cho rằng không cần thiết. 

Giải mã các khái niệm về ngôn ngữ, một nhà ngôn ngữ học cho rằng, "vô danh" là một tính từ, không phải danh từ. Dịch "vô danh" thành "không tên" là không đúng. “Vô danh” có nghĩa là không biết tên, không có tiếng tăm, không nổi tiếng..., chứ không phải không có tên.

mo liet si vo danh

Rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ đã được tìm kiếm nhưng chưa có thông tin được ghi là "Liệt sĩ vô danh". Ảnh: D.V

Vô danh cũng không phải "khuyết danh", vì khuyết danh chỉ có nghĩa là không biết tác giả là ai, và chỉ dùng trong trường hợp đối với các tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải nó không có tên.

"Đó là chưa kể đến việc nếu đổi từ Hán-Việt "vô danh" thành "chưa xác định được thông tin" thì sao không đổi nốt mấy chữ còn lại: "Liệt sĩ" thành "người chết trong khi làm nhiệm vụ"; "hi sinh" đổi thành "chết".

Từ những lý giải trên, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng không cần đổi tên bia mộ. Điều này là không cần thiết bởi nó gây lãng phí về tài chính, làm mất nét đẹp của văn hóa- tâm linh, tiếng nói dân tộc.

Trước đó, trong buổi làm việc của ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH với đoàn công tác tỉnh Quảng Trị, ông Dung đã chỉ đạo cần phải đổi tên bia mộ liệt sĩ ghi là vô danh ở Quảng Trị.

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Không liệt sĩ nào là vô danh. Các liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán, vì thế, việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện. Với những liệt sĩ chưa xác định được danh tính, cần thống nhất tên trên những tấm bia này là "Liệt sĩ chưa xác định được thông tin". Bia mộ nên làm với cùng một loại đá, làm đẹp, dày dặn, chữ khắc sâu, rõ ràng".

Điều ông Đào Ngọc Dung nói cũng được thể hiện trong Nghị định Số 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (hiệu lực từ ngày 15/2/2022) nêu rõ việc quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trong chương 5.

Tại khoản c, điều 152, chương 5, quy định bia mộ thống nhất việc ghi ký tự, thông tin cụ thể.

"Đối với những mộ liệt sĩ chưa có đủ các thông tin nêu trên thì bia mộ chỉ ghi thông tin đã rõ vào dòng tương ứng; trường hợp không có thông tin thì trên bia mộ ghi "Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin".

Sau khi ông Dung phát biểu, lập tức đã có nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem