Chuyện ít biết về Thiết Phiến công chúa và Quạt Ba Tiêu

Thứ bảy, ngày 13/06/2020 18:34 PM (GMT+7)
Quạt Ba Tiêu là bảo bối của Thiết Phiến công chúa (còn được gọi là Bà La sát) - một nhân vật phản diện nằm trong Tây du ký.
Bình luận 0

Trong Tây Du Ký, Thiết Phiến công chúa là vợ của Ngưu Ma Vương, mẹ của Hồng Hài Nhi, bà hay được biết nhiều hơn với cái tên Bà La Sát vì tính tình vô cùng nóng nảy. Bảo bối mạnh nhất của Thiết Phiến công chúa là Quạt Ba Tiêu.

Tây du ký: Chuyện ít biết về Thiết Phiến công chúa và Quạt Ba Tiêu - Ảnh 1.

Quạt Ba Tiêu là bảo bối của Thiết Phiến công chúa.

Quạt Ba Tiêu là quạt gió tiên, Thái Thượng Lão Quân cũng có một cái là quạt lửa. Quạt Ba Tiêu có xuất xứ tại núi Côn Luân, từ thuở khai thiên lập địa. Quạt có công năng vô cùng vô tận có thể thể biến to thu nhỏ, quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sanh gió, quạt ba cái thì mưa xuống. Khi quạt nhằm con người có thể khiến đối thủ bay xa tới ngàn dặm mới ngừng.

Trong Tây Du Ký, do năm xưa, Tôn Ngộ Không đạp đổ lò bát quái mà tạo nên ngọn lửa oan nghiệt ở Hoả Diệm Sơn: "lửa bốc ngùn ngụt tám trăm dặm, xung quanh một tấc cỏ cũng không mọc được. Đi qua ngọn núi ấy à, dù có mình đồng da sắt cũng chảy ra nước hết".

Tây du ký: Chuyện ít biết về Thiết Phiến công chúa và Quạt Ba Tiêu - Ảnh 2.

Thầy trò Đường Tăng đến Hỏa Diệm Sơn.

Để dập lửa, Tôn Ngộ Không phải 3 lần lặn lội đi mượn Quạt Ba Tiêu từ Thiết Phiến công chúa. Tuy nhiên, vì căm hận Tôn Ngộ Không đã khiến Hồng Hài Nhi bị Quan Âm Bồ Tát thu phục chia lìa mẹ con bà nên kiên quyết không cho mượn quạt. Tôn Ngộ Không đã hết đấu sức lại đấu trí với Thiết Phiến công chúa và Ngưu Ma Vương (là anh em kết nghĩa với Tôn Ngộ Không), nhưng khi đối diện với bảo bối lợi hại như Quạt Ba Tiêu thì cũng phải bó tay. Chỉ đến khi Tôn Ngộ Không được Linh Cát Bồ Tát cho mượn Định Phong Đơn thì mới có thể khắc chế được Quạt Ba Tiêu.

Sau này, Tôn Ngộ Không dùng quạt bảy bảy bốn chín lần, khiến Hỏa Diệm Sơn từ ngọn núi cháy quanh năm thành nơi cỏ cây tươi mát.

Tây du ký: Chuyện ít biết về Thiết Phiến công chúa và Quạt Ba Tiêu - Ảnh 3.

Thiết Phiến công chúa lúc đầu là người vô cùng lương thiện.

Theo nguyên tác, ban đầu Thiết Phiến là người vô cùng lương thiện, người dân có thỉnh cầu thì nhất định sẽ không từ chối. Năm xưa, khi Tôn Ngộ Không đánh đổ lò bát quái, gây ra đại hỏa hoạn ở Họa Diệm Sơn bây giờ, dân chúng vô cùng lầm than, đói khổ. Thiến Phiến vì có quạt ba tiêu có thể dập được lửa, đã bằng lòng về đây giúp dân dập lửa, mưa thuận gió hòa, cuộc sống của người dân không còn nghèo khổ như trước nữa.

Tây du ký: Chuyện ít biết về Thiết Phiến công chúa và Quạt Ba Tiêu - Ảnh 4.

Thiết Phiến công chúa lúc đầu trong mắt dân chúng chính là một vị tiên.

Cũng bởi vậy mà trong mắt dân chúng, Thiết Phiến được gọi là Thiết Phiến Tiên, so với những tiên nhân khác địa vị không hề kém cỏi.

Thiết Phiến công chúa không phải người cũng không phải yêu mà là một loại ác quỷ tên "La Sát", bản chất ăn thịt, uống máu người. Thế nhưng Thiết Phiến công chúa lại vô cùng lương thiện, không hề giết người. Bà còn được người dân quanh núi Thúy Vân gọi là nữ La Sát, Thiết Phiến công chúa.

Thiết Phiến công chúa sau này lấy Ngưu Ma Vương có một người con là Hồng Hài Nhi hay còn gọi là Thánh Anh đại vương với tuyệt kỹ là tam muội chân hỏa, tính tình bướng bỉnh không coi ai ra gì. Về sau, Hồng Hài Nhi được Quan Âm Bồ Tát thu nhận làm đệ tử.

Quốc Tiệp (Theo Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem