Chuyện người nô lệ tự đóng thùng mình gửi đi tìm tự do

Mẫn Di - Timeline Thứ hai, ngày 27/02/2017 06:55 AM (GMT+7)
Henry Brown đã trải qua cuộc hành trình khắc khổ với hy vọng thoát kiếp nô lệ.
Bình luận 0

img
Henry Brown 

Vào 30.03.1849, nhóm người da trắng tại Philadelphia (Mỹ) nín thở khi mở chiếc hộp gỗ, bên trong là Henry Brown, nô lệ có gốc từ vùng Virginia. Brown đã tự đóng gói mình trong chiếc hộp chỉ dài chưa tới 1m, rộng 60cm và cao 50cm, chịu đau đớn suốt 27 giờ đồng hồ trên quãng đường dài 600km tới Hiệp hội chống chế độ nô lệ Pennsylvania. Sau khi những chiếc đinh được tháo, Brown đứng dậy, lập tức ngất xỉu.

Từ lúc 15 tuổi, Henry Brown bắt đầu làm việc tại nhà máy thuốc lá và sớm bộc lộ năng khiếu kinh doanh với trí óc nhạy bén. Các chủ nô tin tưởng và giao Brown phụ trách các giấy tờ, thư từ. Dù được ưu tiên hơn, Brown vẫn chỉ là một nô lệ, chịu trừng phạt và nhục mạ, hay thậm chí có thể bị đánh chết bất cứ lúc nào. Việc chủ nô bán vợ đang mang thai và 3 đứa con của Brown tới đồn điền ở tận bang North Carolina không khác gì giọt nước làm tràn ly.

"Khi ấy tôi bắt đầu mệt mỏi và khao khát thoát khỏi những người chủ tàn ác", Brown nhớ lại.

img
Bức vẽ mô tả chế độ nô lệ năm 1850 của họa sĩ Theodor Kaufmann

Brown quen biết một chủ tạp hóa tên Samuel Smith. Bản thân Smith cũng là chủ nô, nên chẳng ai có thể ngờ được rằng ông có nghề tay trái là giúp những nô lệ da đen trốn thoát. Ông đã tư vấn "đóng gói" Brown tới Philadelphia. Còn lại phụ thuộc vào Brown tự xoay xở.

Tới 29.03.1849, Brown tự nhúng tay vào acid sulfuric để trốn việc, lén lút chui vào thùng gỗ với vài chiếc bánh quy, một chai nước và một mũi khoan để đục thêm lỗ thông khí nếu cần. Bên cạnh thùng có chữ "Đặt thùng theo mũi tên và vận chuyển nhẹ nhàng", nhưng lời ghi chú này bị quên hoàn toàn.

Trong không gian chật hẹp, tối tăm và nóng nực, Brown chịu áp lực cả về thể xác lẫn tinh thần, bị ném lên xuống, thót tim khi nghe thấy nhân viên vận chuyển tranh cãi về việc có nên chuyển hàng ngay như yêu cầu hay không.

img

Tiếp theo, chiếc thùng bị lộn ngược xuống "Tôi thấy mắt sưng vù lên như muốn nhảy khỏi tròng, những mạch máu cứ dồn ứ lại trên đầu", Brown kể. Dù vậy, Brown vẫn cố gắng chịu đựng, vì chỉ cần thay đổi tư thế là sẽ bị phát hiện. Gần 2 tiếng sau, anh mới được giải thoát khi hai người thợ đặt chiếc thùng theo đúng hướng.

Sau 27 tiếng đồng hồ, Brown tới được Hiệp hội chống chế độ nô lệ tại Pennsylvania, tham gia vào nhiều cuộc vận động kêu gọi xóa bỏ chế độ nô lệ và nhận được ủng hộ từ Bắc Mỹ. Nhờ sự trợ giúp của một nhà văn, Brown đã viết một tự truyện, bán được 8.000 bản.

Tuy nhiên cuộc sống này không khéo dài. Những ai tham gia giúp Brown trốn thoát đều bị đưa ra tòa. Lo sợ bị đưa về đồn điền, Brown sang Anh định cư, cưới một phụ nữ bản xứ và bắt đầu hành nghề ảo thuật, kể chuyện bằng hình ảnh trong nhà hát suốt 25 năm. Vào 1875, Brown quay lại Mỹ, tiếp tục biểu diễn và sống tại Toronto, Canada tới khi qua đời. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem